Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội
brc

Mới có thai ăn rau ngót được không?

Ngày đăng : 22-07-2020
Hà Thị Huệ
Tác giả : Bs Hà Thị Huệ Chuyên khoa Chuyên khoa I sản phụ khoa

Rau ngót là một loại rau quen thuộc và có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai thì sao? mới có thai ăn rau ngót được không? Câu trả lời sẽ được bác sĩ Hà Thị Huệ – Bác sĩ chuyên sản phụ khoa của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế sẽ có những chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây.

Tác dụng của rau ngót

Rau ngót hay còn được gọi là rau bồ ngót, có tên khoa học là Sauropus androgynus (L) Merr.  Trong Đông y, rau ngót tính mát lạnh, vị ngọt, có chức năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ.

Còn theo y học hiện đại thì  rau ngót có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết như vitamin B1, B2, B6, C, kali, canxi, magie, gulit, plutit, protein, phốt pho, chất xơ. Ngoài ra rau ngót chứa nhiều axit amin quan trọng như lysin, metionin, isoleuxin, tryptophan, valin, treonin rất cần thiết cho sự phát triển cơ thể. Bên cạnh đó rau ngót còn có tác dụng giúp giải nhiệt, trị cảm nhiệt do ho suyễn, trị táo bón; trị chảy máu cam và hỗ trợ chữa trị bệnh đái tháo đường,….

mới có thai ăn rau ngót được không

Vậy mới có thai ăn rau ngót được không?

Về vấn đề này, bác sĩ Hà Thị Huệ cho biết: “trong chế độ dinh dưỡng của các mẹ bầu thì việc bổ sung thêm các loại thực phẩm sẽ giúp mẹ đa dạng thực đơn đồng thời giúp mẹ và bé hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Mặc dù vậy, khi mang thai, mẹ bầu cũng cần phải lưu ý tránh một số loại thực phẩm để tránh các tác dụng phụ. Một trong số đó là rau ngót. Bởi trong Dược thư Việt Nam 2002 có ghi rõ khuyến cáo “không được dùng Papaverin cho người đang có thai”. Trong khi đó, rau ngót lại có chứa một hàm lượng lớn papaverin, loại chất này sẽ gây co thắt tử cung, do đó nếu mẹ ăn rau ngót có thể dẫn đến sảy thai.

Bên cạnh đó, hợp chất Glucocorticoid có trong rau ngót còn gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho khi ăn kèm với những thực phẩm khác. Trong khi đó canxi và phốt pho là 2 dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển của mẹ và thai nhi. Đồng thời, còn khiến mẹ bầu mất ngủ, ăn uống kém, khó thở.  Do đó, bác sĩ Huệ khuyến cáo những mẹ mới có thai nói riêng và 3 tháng đầu nói chung không nên ăn rau ngót. Đặc biệt là những mẹ có tiền sử đẻ non, bị sảy thai hay những trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm.

Ngoài ra, bên cạnh việc thắc mắc mới có thai ăn rau ngót được không? thì mẹ bầu cần thực hiện khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Vì thông qua việc thăm khám không chỉ giúp mẹ biết được sự phát triển của thai nhi mà còn giúp bác sĩ phát hiện sớm những bất thường (nếu có) và xử lý kịp thời đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Rất nhiều thắc mắc trong giai đoạn mới có thai để đảm bảo an toàn thai kỳ:

+ Mới có thai ăn sữa chua được không?

+ Mới có thai uống panadol được không?

Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ Huệ về vấn đề mới có thai có ăn rau ngót được không? Hi vọng với những chia sẻ này có thể giúp ích cho bạn đọc!

Ngày sửa: 01-02-2023

Bài viết liên quan

Cá chép om dưa là món ăn dân dã, quen thuộc của người Việt Nam. Món ăn này không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy liệu bà bầu, bà đẻ có nên ăn cá chép om dưa không? Hãy cùng các chuyên gia dinh dưỡng giải […]

Xem chi tiết

Rau diếp cá là một loại rau thơm thường được ăn cùng với bánh tráng, thịt vịt, thịt quay….Ngoài ra, đây còn là một loại dược liệu quý giúp hỗ trợ điều trị nhiều diện bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều người thắc mắc vấn đề “ Rau diếp cá bao nhiêu calo? có kinh […]

Xem chi tiết

Chân giò và các món được chế biến từ chân giò từ lâu luôn được xem là món ăn đặc biệt dành cho phụ nữ sau sinh bởi công dụng kích thích sản xuất sữa và làm mát sữa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số người có quan điểm rằng ăn cháo […]

Xem chi tiết
Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội