Mới có thai ăn rau răm được không?
Ngày đăng : 08-07-2020Trong ẩm thực Việt, rau răm có lẽ đã trở thành loại gia vị và không thể thiếu, giúp thêm nếm hương vị hấp dẫn cho các món ăn. Vốn là thực phẩm lành tính, tuy nhiên liệu mới có thai ăn rau răm được không ? Sau sinh ăn rau răm được không?. Cùng giải đáp ngay thông qua bài viết sau đây nhé!
Thành phần dinh dưỡng có trong rau răm
Theo wikipedia, rau răm (danh pháp hai phần: Persicaria odorata) là một loài thực vật ăn được thuộc họ Polygonaceae. Đây là loại cây thân thảo, lá của chúng được sử dụng rộng rãi trong các món ăn của người Đông Nam Á. Trong tinh dầu của rau răm người ta tìm thấy các aldehyd chuỗi dài như decanal (28%), dodecanal (44%), ngoài ra là decanol (11%). Các sesquiterpene (α-humulene, β-caryophyllene) chiếm khoảng 15% trong tinh dầu.
Theo Đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm bởi vậy, khi ăn rau răm sống sẽ mang đến những tác dụng như làm ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn. Bên cạnh đó, rau răm cũng giúp làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt.
Ngoài ra, rau răm còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước. Nước ép rau răm tươi có khả năng giải độc nọc rắn hoặc dùng để chữa trị các bệnh hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê bại.
Mới có thai ăn rau răm được không?
Trao đổi về vấn đề mới có thai ăn rau răm được không, chuyên gia y tế cho biết như sau: Thực tế, rau răm được biết đến với khả năng kích thích tử cung co bóp mạnh nên bị chống chỉ định với phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Mặt khác, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Rau răm tuy không độc nhưng cũng có thể gây họa cho người ăn nếu ăn quá nhiều và thường xuyên. Cụ thể, rau răm nếu ăn quá nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục, giảm ham muốn ở cả nam và nữ (đàn ông kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi; phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt).
Thêm vào đó, rau răm cũng được khuyến cáo không nên ăn khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu để tránh tình trạng ảnh hưởng đến thai nhi hoặc gây sảy thai, vô cùng nguy hiểm. Do đó tốt nhất chị em thai phụ không nên ăn rau răm trong giai đoạn mang thai để tránh nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe
Có thể những thắc mắc sau đây cũng là .điều bạn đang cần tìm hiểu:
Sau sinh ăn rau răm được không?
Nhiều người lo lắng, việc ăn rau răm sau sinh có thể gây mất sữa ở bà bầu. Tuy nhiên hiện nay chưa hề có bất kì nghiên cứu chứng mình việc ăn rau răm có thể gây mất sữa. Không những vậy việc ăn rau trong giai đoạn sau sinh còn đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe cho các mẹ đó ạ!
Sau sinh cơ thể người mẹ suy yếu nên việc bổ sung rất nhiều thực phẩm nhằm mau chóng hồi phục sức khỏe cũng như có sữa cho con là việc cần thiết. Nhưng cũng chính vì việc bổ sung thực phẩm quá nhiều khiến không ít mẹ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng,… Lúc này các mẹ có thể giã một ít rau răm rồi chắt lấy nước uống, có thể giúp giảm đầy hơi, tiêu hóa dễ hơn.
Lưu ý duy nhất cho các mẹ bỉm sữa khi ăn rau răm đó là rau răm có tính nóng, có thể gây khó chịu. Do đó nên ăn với lượng vừa phải để tránh nhiệt, nóng trong người.
Trên đây là những chia sẻ của Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế – Địa chỉ 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội về vấn đề mới có thai ăn rau răm được không ? Sau sinh có ăn được rau răm. Hi vọng với những chia sẻ trên có thể giúp ích cho bạn đọc, nếu cần giải đáp thêm các vấn đề khác, bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi quá số 083.6633.399! Tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Ngày sửa: 29-11-2022
Cá chép om dưa là món ăn dân dã, quen thuộc của người Việt Nam. Món ăn này không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy liệu bà bầu, bà đẻ có nên ăn cá chép om dưa không? Hãy cùng các chuyên gia dinh dưỡng giải […]
Xem chi tiếtRau diếp cá là một loại rau thơm thường được ăn cùng với bánh tráng, thịt vịt, thịt quay….Ngoài ra, đây còn là một loại dược liệu quý giúp hỗ trợ điều trị nhiều diện bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều người thắc mắc vấn đề “ Rau diếp cá bao nhiêu calo? có kinh […]
Xem chi tiếtChân giò và các món được chế biến từ chân giò từ lâu luôn được xem là món ăn đặc biệt dành cho phụ nữ sau sinh bởi công dụng kích thích sản xuất sữa và làm mát sữa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số người có quan điểm rằng ăn cháo […]
Xem chi tiết