Trẻ 3 tháng tuổi 10 ngày không đi ngoài
Ngày đăng : 30-11-2022Trẻ 3 tháng tuổi, 10 ngày không đi ngoài là bị táo bón? Trẻ 3 tháng tuổi nhiều ngày không đi ngoài là tình trạng diễn ra khá phổ biến khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Trên thực tế, nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ít hơn chủ yếu liên quan tới tình trạng táo bón.
Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài như thế nào được coi là bình thường?
Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, trẻ 3 tháng tuổi thường đi ngoài khá nhiều lần trong ngày, đặc biệt đối với trẻ bú sữa mẹ. Tùy thuộc vào thể trạng mỗi bé mà khi 3 tháng tuổi, số lần đi ngoài ở trẻ không giống nhau. Sẽ có bé đi ngoài từ 5-6 lần/ngày, có bé là 2-3 lần/ngày nhưng cũng có những bé chỉ đi 1-2 lần/1 tuần.
Trong trường hợp phân của bé không thay đổi, bé chơi và ngủ ngoan, không quấy khóc, bị ốm sốt, đau bụng,… thì bố mẹ có thể yên tâm nếu số lần đi ngoài của bé ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường.
Trẻ 3 tháng tuổi, 10 ngày không đi ngoài là bị táo bón?
Nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ 3 tháng tuổi, 10 ngày không đi ngoài là bị táo bón? Theo các bác sĩ, táo bón là một trong những vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ 3 tháng tuổi và thường là nguyên nhân khiến cho trẻ 10 ngày không có biểu hiện đi ngoài.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng lưu ý rằng các bậc cha mẹ cần phân biệt tình trạng táo bón với thời kỳ giãn ruột của trẻ. Giãn ruột là một hiện tượng sinh lý tự nhiên, thường xảy ra khi trẻ được 2-3 tháng tuổi. Trong trường hợp là giãn ruột sinh lý, trẻ sẽ giảm đột ngột đi ngoài, có thể kéo dài từ 7 tới 10 ngày. Tuy nhiên, mọi hoạt động ăn uống, ngủ nghỉ của trẻ đều diễn ra như bình thường.
Kết luận: Trẻ 3 tháng tuổi 10 ngày không đi ngoài rất có thể là do táo bón gây nên, tuy nhiên ở một số trường hợp đó có thể là hiện tượng giãn ruột sinh lý. Để phát hiện xem trẻ nhà mình có bị táo bón hay không các mẹ có thể nhận biết tình trạng này qua các dấu hiêu như dưới đây.
Các dấu hiệu cho thấy trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón bao gồm:
- Trẻ đang bú bình nhưng không đi ngoài khoảng 3 ngày trở lên hoặc trẻ đang bú mẹ nhưng không đi ngoài trên 1 tuần.
- Khi đi ngoài, trẻ rên nhẹ và mặt ửng đỏ.
- Phân bình thường của trẻ thường mềm, trơn, mùi không nặng. Nếu bị táo bón, phân sẽ có các biểu hiện: Phân cục, hơi khô rắn, xuất hiện những vết nứt trên bề mặt hoặc tình trạng phân khô rắn xuất hiện rãnh sần sùi,..
- Trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, ngủ giấc không sâu
Xem thêm:Sau sinh ăn cá nục, cá thu được không? Chị em đã biết ?
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ 3 tháng tuổi
Theo các bác sĩ, tình trạng táo bón ở trẻ 3 tháng tuổi được chia thành 2 dạng là táo bón chức năng và táo bón bệnh lý.
- Trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón chức năng: Nguyên nhân gây táo bón có thể do thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt không lành mạnh.
- Trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón bệnh lý: Các bệnh lý ở trẻ gây táo bón có thể kể đến như các cơ quan tiêu hóa gặp vấn đề, có vấn đề về tuyến giáp, hệ thần kinh,…
Cụ thể, các nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón có thể kể đến là:
- Cơ thể của trẻ không thể tiếp thu được với loại sữa đang uống
- Trẻ không được cung cấp đầy đủ sữa mẹ
- Trẻ không được bổ sung đầy đủ lượng nước mỗi ngày
- Do sử dụng một số loại thuốc
- Trẻ bị chuyển đột ngột từ sữa mẹ sang ăn dặm khiến trẻ không kịp thích nghi
- Nguồn dinh dưỡng của trẻ 3 tháng tuổi đến từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Đối với trẻ bú sữa mẹ, chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ sẽ tác động gián tiếp tới sức khỏe tiêu hóa của trẻ thông qua sữa. Nếu như mẹ có thói quen ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, chế độ ăn ít chất xơ,… trẻ sẽ dễ gặp phải tình trạng táo bón.
Cần làm gì khi trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón?
Khi nhận thấy trẻ 3 tháng tuổi có biểu hiện bị táo bón, các bậc phụ huynh cần có những xử trí thích hợp.
- Đối với trường hợp trẻ bú mẹ: Cha mẹ cần xem xét lại lượng sữa cho trẻ bú hàng ngày đã thực sự đủ hay chưa, cũng như cần phải xem xét lại về chế độ ăn uống của người mẹ có cân bằng và hợp lý không.
- Đối với trường hợp trẻ bú sữa bình: Cha mẹ trước hết cần kiểm tra lại tỷ lệ nước với bột sữa khi cho trẻ uống. Trong trường hợp tình trạng táo bón vẫn tiếp tục diễn ra, cần xem xét đổi loại sữa phù hợp cho trẻ.
- Có thể áp dụng thực hiện một số biện pháp đơn giản giúp trẻ 3 tháng tuổi dễ tiêu hóa và đẩy phân ra ngoài nhanh hơn như mát xa bụng hàng ngày cho trẻ, cho trẻ thực hiện động tác giống như đạp xe, tiến hành ngâm hậu môn trong nước ấm để làm giãn cơ hậu môn giúp trẻ dễ đi vệ sinh hơn, thụt phân cho trẻ theo hướng dẫn của các bác sĩ.
- Cần đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ ngay nếu tình trạng táo bón kéo dài 2- 3 ngày kèm theo các bất thường khác như trẻ quấy khóc, bỏ bú, sốt,… Nếu trẻ táo bón nhiều ngày nhưng vẫn sinh hoạt bình thường, cha mẹ cũng nên đưa trẻ đi kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân.
Trên đây là giải đáp của bác sĩ trẻ 3 tháng tuổi, 10 ngày không đi ngoài là bị táo bón. Nếu bạn có thắc mắc khác về sức khỏe cần được tư vấn bởi bác sĩ, hãy liên hệ [TẠI ĐÂY] hoặc gọi HOTLINE 02438.255.599 – 0836.633.399.
Ngày sửa: 30-11-2022
Cá chép om dưa là món ăn dân dã, quen thuộc của người Việt Nam. Món ăn này không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy liệu bà bầu, bà đẻ có nên ăn cá chép om dưa không? Hãy cùng các chuyên gia dinh dưỡng giải […]
Xem chi tiếtRau diếp cá là một loại rau thơm thường được ăn cùng với bánh tráng, thịt vịt, thịt quay….Ngoài ra, đây còn là một loại dược liệu quý giúp hỗ trợ điều trị nhiều diện bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều người thắc mắc vấn đề “ Rau diếp cá bao nhiêu calo? có kinh […]
Xem chi tiếtChân giò và các món được chế biến từ chân giò từ lâu luôn được xem là món ăn đặc biệt dành cho phụ nữ sau sinh bởi công dụng kích thích sản xuất sữa và làm mát sữa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số người có quan điểm rằng ăn cháo […]
Xem chi tiết