Trang chủ phòng khám Trang chủ phòng khám
brc

Sau sinh ăn cá nục, cá thu được không? Chị em đã biết ?

Ngày đăng : 24-10-2022
Hà Thị Huệ
Tác giả : Bs Hà Thị Huệ Chuyên khoa Chuyên khoa I sản phụ khoa

Cá nục, cá thu là những loại cá biển phổ biến thường xuất hiện trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt Nam. Hai loại cá này không chỉ chế biến ra được nhiều món ăn thơm ngon mà còn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những bà mẹ sau sinh ăn cá nục, cá thu được không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Cá nục, cá thu bao nhiêu calo ?

Cá nục, cá thu đều là những loài cá biển được nhiều người ưa thích. Theo các chuyên gia dinh dưỡng 100g cá nục sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 111 calo, còn đối với cá thu thì lượng calo cung cấp cho cơ thể sẽ là 205 calo (trên 100g)

Hàm lượng calo ở cá nục và cá thu đều được đánh giá là vừa phải, không cao. Do đó khi ăn vừa phải sẽ không gây béo.

Sau sinh ăn cá nục được không

Sau sinh ăn cá nục được không ?

Cá nục là một loại cá biển có kích thước nhỏ, bề ngang tròn và hơi dẹt, da cá có màu xám bạc hoặc đen xám, bóng nhẹ. Cá nục được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, khó cưỡng và từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc trong mâm cơm của nhiều gia đình Việt.

Dù thơm ngon và được yêu thích là vậy nhưng đối với phụ nữ sau sinh, đang cho con bú thì không nên ăn cá nục! Bởi cá nục là một trong những loài cá biển có chứa lượng thủy ngân cao nên có khả năng gây ngộ độc. Việc ăn cá nục trong giai đoạn mang thai có thể khiến thủy ngân bị nhiễm vào sữa mẹ, từ đó gây cản trở cho quá trình phát triển hệ thần kinh của trẻ.

Do đó các mẹ đang trong giai đoạn sau sinh và đang cho con bú nên tránh xa loại cá này để hạn chế những nguy cơ dị ứng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và trẻ sơ sinh.

Bên cạnh cá nục, phụ nữ sau sinh cũng cần chú ý không nên ăn các loài cá biển có chứa nhiều thủy ngân độc hại như: cá ngừ, cá kiếm, cá cờ, cá vây chân, cá tráp,…

Sau sinh ăn cá thu được không ?

Cá thu có thân mình thuôn dài, hơi hẹp dần về phía đuôi, có nhiều vây nhỏ phía sau những vây lớn chủ yếu ở lưng và bụng. Cá thu thường có vảy rất nhỏ hoặc không có. Loại cá này có lớp da trơn nhẵn, mỏng, có màu xám bạc hoặc xanh đen, màu sắc ở lưng cá thường đậm hơn so với phần bụng.

Cá thu là loại cá biển rất giàu chất đạm, omega – 3, vitamin A, D cùng nhiều vi chất rất tốt cho sức khỏe. Đối với các mẹ sau sinh, đang cho con bú thì việc ăn cá thu là hoàn toàn được. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, không nên ăn quá nhiều cá thu do ít nhiều cá thu có chứa lượng nhỏ thủy ngân. Việc ăn quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể, tốt nhất các mẹ nên ăn tối đa 1-2 lần/ tuần.

Sau sinh ăn cá thu được không ?

Xem thêm:

Những loại cá bà bầu nên ăn sau sinh

  • Cá hồi: Cá hồi là loài cá giàu dinh dưỡng và có hàm lượng omega 3 và DHA cao nhất trong các loài cá. Các chất này rất có lợi cho việc phát triển não bộ của trẻ, giúp trẻ thông minh và lanh lợi hơn. Hơn nữa, cá hồi còn được coi là liều thuốc hữu hiệu cho các mẹ đang bị căng thẳng, mệt mỏi và trầm cảm sau sinh.
  • Cá quả: Cá quả hay còn gọi là cá lóc là một loài cá sống ở vùng nước ngọt, lành tính, thơm ngon, chắc thịt và ít xương. Cá quả chứa lượng calo dồi dào có khả năng giúp mẹ sau sinh an thần, thanh nhiệt, dưỡng huyết, khử phong, tê thấp, lợi tiểu và giúp cơ thể loại bỏ độc tố ra ngoài.
  • Cá diêu hồng: Cá diêu hồng chứa đa dạng các dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ, đặc biệt là với các mẹ bị suy nhược cơ thể sau sinh. Ngoài ra, loài cá này còn giàu các vitamin A, D, B, các protein, khoáng chất và lượng chất béo thấp giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động trơn tru, ổn định hơn.
  • Cá chép: Cá chép là lựa chọn tuyệt vời cho mẹ sau sinh bởi nó vừa dễ mua, vừa có vị ngon ngọt rất ưa miệng. Cá chép có công dụng giải độc, thúc đẩy tử cung co bóp để đẩy hết sản dịch ra ngoài giúp cơ thể mẹ hồi phục nhanh chóng. Thêm vào đó, ăn cá chép giúp mẹ lợi sữa và có nguồn sữa dồi dào, chất lượng cho em bé bú.

Cần lưu ý gì khi ăn cá sau sinh

Phụ nữ ăn cá sau sinh rất tốt, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một vài điều dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé:

  • Tránh xa các loài cá có hàm lượng thủy ngân cao như: cá nục, cá thu, cá mập, cá kiếm, cá sấu,…
  • Không ăn các món cá sống vì chúng chứa nhiều ký sinh trùng nguy hiểm cho sức khỏe. Mẹ chỉ nên ăn các loại cá đã được chế biến và nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng đau bụng, tiêu chảy.
  • Nên ăn cá tươi, tránh tuyệt đối việc ăn cá ươn hoặc cá đã nấu để qua ngày để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
  • Không nên lạm dụng ăn quá nhiều cá trong 3 tháng đầu sau sinh vì chúng rất dễ gây lạnh bụng, khó chịu. Mẹ nên ăn với mức độ vừa phải, phù hợp để tốt nhất cho sức khỏe.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “Sau sinh ăn cá nục, cá thu được không?”. Mọi thắc mắc về vấn đề này vui lòng gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp cụ thể và đặt lịch hẹn khám sớm nhất.

Ngày sửa: 18-07-2023

Bài viết liên quan

Trái nhàu tuy còn xa lạ trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta nhưng nó lại được ưa chuộng trong đông y. Loại quả này được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp tiêu hóa dễ dàng, giảm huyết áp, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư… bên […]

Xem chi tiết

Kem ốc quế là một trong những món đồ ngọt, hấp dẫn và nhiều người yêu thích, đặc biệt là vào những ngày hè oi nóng. Tuy nhiên kem ốc quế là đồ ngọt nên nhiều người cũng băn khoăn kem ốc quế Tràng Tiền bao nhiêu calo? Ăn có béo không? Cùng tìm hiểu […]

Xem chi tiết

Tré trộn là món ăn đặc sản nổng tiếng miền đất võ Bình Định, món tré trộn có hương vị hấp dẫn được làm từ thịt tươi với gia vị đặc biệt tạo nên món ăn hấp dẫn. Vậy thì trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem 1 hộp tré trộn […]

Xem chi tiết
Trang chủ phòng khám và những thông tin liên hệ chi tiết nhất