Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội
brc

Cùng tìm hiểu thai 16 tuần tiêm uốn ván được không

Ngày đăng : 14-09-2022

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính có thể đe dọa đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng người bệnh. Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh uốn ván trong quá trình sinh nở. Vì vậy, việc tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu là cần thiết. Vậy thai 16 tuần tiêm uốn ván được không? Cùng các bác sĩ chuyên khoa giải đáp thắc mắc này qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu về bệnh uốn ván 

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do độc tố mạnh của trực khuẩn uốn ván gây ra. Khi bị nhiễm khuẩn, độc tố protein mạnh là tetanospasmin do trực khuẩn Clostridium tetani tiết ra ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, gây tổn thương não và hệ thần kinh trung ương, dẫn đến cứng cơ và có thể gây tử vong nhanh.Tỷ lệ tử vong khi mắc uốn ván là rất cao, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.

Đường lây truyền bệnh uốn ván

Uốn ván lây truyền qua vết thương hở
Uốn ván lây truyền qua vết thương hở

Thông thường, các nhà bào uốn ván sẽ xâm nhập vào cơ thể qua những vết thương hở, vết rách, vết bỏng, do nhiễm bẩn hoặc tiêm chích nhiễm bẩn. Trường hợp phẫu thuật, thẩm mỹ, nạo phá thai trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh uốn ván.

Với trẻ sơ sinh, quy trình cắt và chăm sóc rốn sau sinh không đảm bảo khiến cho nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Những trường hợp này thường gặp ở vùng núi, vùng sâu vùng xa, trong trường hợp đẻ không kịp đến bệnh viện hoặc do chăm sóc trẻ sau sinh không đảm bảo.

Tuy nhiên, khuẩn uốn ván không lây qua đường từ người sang người.

Nguyên nhân mắc bệnh

Nguyên nhân trực tiếp gây uốn ván là do sự xâm nhập của trực khuẩn uốn ván thông qua vết thương hở, vết trầy xước. Trực khuẩn này thường có trong đất cát, phân gia cầm, phân động vật, dụng cụ phẫu thuật không được khử khuẩn. Chúng xâm nhập vào các vết thương, phát triển thành ổ nhiễm trùng và gây bệnh uốn ván nguy hiểm.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh uốn ván

Ai cũng có nguy cơ bị uốn ván nhưng những đối tượng dưới đây dễ mắc hơn cả vì tiếp xúc thường xuyên với môi trường chứa trực khuẩn uốn ván:

  • Người làm việc trong các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.
  • Người làm vườn.
  • Công nhân xây dựng.
  • Người dọn vệ sinh.
  • Bộ đội, thanh niên xung phong.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Trẻ sơ sinh

Vì sao bà bầu cần tiêm phòng uốn ván

Tiêm uốn ván có nhiều lợi ích cho bà bầu
Tiêm uốn ván có nhiều lợi ích cho bà bầu

Chắc hẳn bạn đọc nào cũng đã từng nghe nhiều đến bệnh uốn ván – một căn bệnh nguy hiểm do ngoại độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani gây ra, có tỷ lệ tử vong rất cao, lên tới 25-90%, đặc biệt ở trẻ sơ sinh tỷ lệ này lên tới 95%.

Vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập qua vết thương hở tiếp xúc với nguồn bệnh, chúng tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh gây co cơ, đau đớn và ngạt thở. Vì là bệnh nguy hiểm, mầm bệnh phổ biến nên tiêm phòng uốn ván cho mọi đối tượng.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể bị nhiễm uốn ván trong quá trình sinh nở. Do đó tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu là việc quan trọng không thể bỏ lỡ bởi:

  • Giúp người mẹ tạo kháng thể trước, tránh lây nhiễm cho thai nhi
  • Tạo kháng thể cho trẻ, hạn chế tối đa nguy cơ trẻ mắc uốn ván sau sinh
  • Vacxin an toàn, không gây hại cho thai nhi

Thai 16 tuần tiêm uốn ván được không?

Thai 16 tuần tiêm uốn ván được không

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, phụ nữ mang thai lần đầu cần thực hiện tiêm phòng uốn ván ngay khi biết tin có thai. Tuy nhiên, trong thời gian 3 tháng đầu mang thai, bào thai chưa ổn định và có nguy cơ gặp rủi ro trong thai kỳ cao hơn các tháng sau nên các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên tiêm vắc xin uốn ván trong 3 tháng giữa thai kỳ.

Như vậy, thai 16 tuần tiêm uốn ván được không? Câu trả lời là “CÓ”. Phụ nữ mang thai cần có miễn dịch cơ bản bằng 2 liều vắc xin uốn ván cách nhau ít nhất 1 tháng. Liều thứ 2 phải tiêm trước khi sinh 1 tháng.

Xem thêm:

Mốc thời gian tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Vắc xin này được khuyên dùng cho mọi đối tượng trong độ tuổi sinh sản (15 đến 35 tuổi) (theo Tổ chức Y tế Thế giới). Phụ nữ mang thai được tiêm phòng sẽ giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể bảo vệ cả mẹ và trẻ sơ sinh nếu bị vi khuẩn uốn ván tấn công.

Quy trình tiêm uốn ván cho phụ nữ mang thai như sau:

Phụ nữ mang thai lần đầu

Phụ nữ chưa từng tiêm phòng uốn ván, đã tiêm nhưng chưa đủ liều hoặc tiêm khi còn rất nhỏ nên tiêm 2 liều vắc xin, bao gồm:

  • Mũi tiêm đầu tiên: Tốt nhất là khi thai được khoảng 20 tuần tuổi, có thể tiêm khi thai trên một tuần.
  • Mũi tiêm thứ hai: Cho cơ thể đủ thời gian để sản xuất kháng thể ít nhất 30 ngày sau mũi tiêm đầu tiên và ít nhất 30 ngày trước khi sinh.

Phụ nữ đã từng mang thai

  • Nếu phụ nữ đã từng mang thai và tiêm phòng uốn ván trước đó (dưới 5 tuổi) thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi khi thai được 24 tuần. .
  • Nếu thời gian mang thai trước xa hơn 5 năm và chưa tiêm đủ liều vắc xin thì mẹ bầu vẫn tiêm đủ 2 mũi như mang thai lần đầu.

Bài viết đã giúp bạn giải đáp những thông tin liên quan đến vấn đề thai 16 tuần tiêm uốn ván được không. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy gọi đến số: 0836.633.399 để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.

Ngày sửa: 01-12-2022

Bài viết liên quan

Cá chép om dưa là món ăn dân dã, quen thuộc của người Việt Nam. Món ăn này không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy liệu bà bầu, bà đẻ có nên ăn cá chép om dưa không? Hãy cùng các chuyên gia dinh dưỡng giải […]

Xem chi tiết

Rau diếp cá là một loại rau thơm thường được ăn cùng với bánh tráng, thịt vịt, thịt quay….Ngoài ra, đây còn là một loại dược liệu quý giúp hỗ trợ điều trị nhiều diện bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều người thắc mắc vấn đề “ Rau diếp cá bao nhiêu calo? có kinh […]

Xem chi tiết

Chân giò và các món được chế biến từ chân giò từ lâu luôn được xem là món ăn đặc biệt dành cho phụ nữ sau sinh bởi công dụng kích thích sản xuất sữa và làm mát sữa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số người có quan điểm rằng ăn cháo […]

Xem chi tiết
Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội