Trang chủ phòng khám Trang chủ phòng khám
brc

Gò cứng bụng khi mang thai 15 tuần là bị làm sao? Nên làm gì

Ngày đăng : 22-09-2022
Hà Thị Huệ
Tác giả : Bs Hà Thị Huệ Chuyên khoa Chuyên khoa I sản phụ khoa

Mang thai đến tuần thai thứ 15 có nghĩa là mẹ bầu đã bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Lúc này cơ thể có rất nhiểu sự thay đổi và cần chú ý đặc biệt để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Những điều cần lưu ý khi mang thai ở tuần thứ 15, khi bà mẹ xuất hiện những cơn gò cứng bụng.

Tìm hiểm về các cơ gò khiến bà bầu bị cứng bụng

Cơn gò tử cung có tác dụng đẩy thai nhi vào vị trí sinh thuận lợi, thường xuất hiện vào giai đoạn chuyển dạ. Tuy nhiên không chỉ khi chuyển dạ các mẹ mới gặp tình trạng trên mà ngay trong giai đoạn giữa thai kì đã mẹ đã có thể gặp phải rồi.

Có 3 cơn gò tử cung thường gặp nhất là:

  • Cơn gò chuyển dạ đủ tháng( xuất hiện vào khoảng sau tuần thức 37)
  • Cơn gò chuyển dạ sinh non(có thể xuất hiện từ tuần thứ 22)
  • Cơn gò chuyển dạ giả hay cơn gò chuyển dạ sinh lý ( thường xuất hiện từ tuần thứ 15).

Thực tế cả 3 con gò trên đều có thể khiến bà bầu gặp phải tình trạng cứng bụng, khó chịu.

Gò cứng bụng ở tuần thứ 15 là bị làm sao ?

Gò cứng bụng khi mang thai 15 tuần

Tình trạng gò cứng bụng khi mang thai ở tuần thứ 15 là hiện tượng không hiếm gặp, thực chất là tình trạng sinh lý khá bình thường ở thai phụ.

Tuy nhiên ở một số trường hợp tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo sinh non! Đặc biệt không nên chủ quan khi nhưng cơn gò cứng bụng xuất hiện lại đi kèm với biểu hiện bất thường như: tử cung, âm đạo ra máu bất thường, tiêu chảy hoặc tình trạng xuất hiện nước ối chảy ra từ âm đạo…

Những cơn gò tử cung sinh non xuất hiện vào tuần thứ 15 của thai kì, có một số biểu hiện rất giống với cơn gò chuyển dạ đủ tháng. Các cơn đau, gò cứng bụng xuất hiện và kéo dài khoảng 15-20 phút. Khi cơn đau, gò cứng bụng xuất hiện, người mẹ sẽ cảm thấy căng tức tử cung và bụng sẽ căng cứng hơn bình thường và kèm theo là cả cảm giác đau, rất khó chịu.

Một số trường hợp bà bầu dễ chuyển dạ sinh non như:

  • Mang đa thai (sinh đôi hoặc sinh ba)
  • Có những biểu hiện bất thường về tử cung, cổ tử cung hoặc nhau thai
  • Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như: thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, căng thẳng, stress kéo dài…
  • Đã từng sảy thai hoặc sinh non trước đó
  • Béo phì hoặc thiếu cân khi mang thai
  • Không thăm khám định kì để có thể kịp thời cải thiện những dấu hiệu bất thường. Cũng như được tư vấn và hướng dẫn chăm sóc thai nhi đúng cách. …

Cách giúp bà bầu giảm bớt các cơn gò cứng bụng ở tuần thai thứ 15

Hít thở đều giúp giảm các cơn gò cứng bụng tuần 15
Hít thở đều giúp giảm các cơn gò cứng bụng tuần 15

Để hạn chế tình trạng xuất hiện những con gò cứng bụng khó chịu, bà bầu có thể áp dụng một số cách như sau để có thể giảm đau khi các cơn gò này xuất hiện.

  • Nếu các cơn gò xuất hiện do sinh lý bình thường, thì để giảm đau bà mẹ có thể tắm nước ấm nhưng nên tắm nhanh chứ không nên ngâm mình trong bồn hoặc tắm lâu nhé.
  • Khi xuất hiện nhưng cơn gò cứng bụng khó chịu, bà bầu cần áp dụng biện pháp hít thở đều, thở chậm và sâu. Hoặc có thể uống một cốc nước ấm để giảm đau sẽ khiến cơ thể dễ chịu hơn.
  • Nếu các cơn đau xuất hiện quá nhiều, dữ dội và kèm với các biểu hiện bất thường như ra máu âm đạo, chảy nước ối từ âm đạo,… thì nên nhanh chóng nhập viện để điều trị kịp thời. Nhưng cơn gò cứng bụng lúc này có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non ở tuần thứ 15 sẽ rất nguy hiểm.
  • Thường xuyên thăm khám thai sản, thăm khám đúng theo hướng dẫn và định kỳ chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Thăm khám để biết con sự phát triển của thai nhi như thế nào, tiến hành kiểm tra và theo dõi sức khỏe của bà mẹ cũng như tình trạng thai để chuẩn bị tốt nhất cho sự phát triển của em bé.

Những điều lưu ý khi mang thai 15 tuần

  • Đau bụng dưới khi mang thai 15 tuần

Khi bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, tức là từ tuần thai thứ 14 trở đi thì thai nhi sẽ phát triển nhiều hơn và tăng kích thước đáng kể vì vậy mà tử cung cũng sẽ lớn hơn giai đoạn trước. Như vậy sự tăng nên về kích thước sẽ gây chèn ép và gây sức nặng lên vùng khung chậu và bụng của người phụ nữ. Những chèn ép này có thể gây nên các cơn đau vùng bụng dưới.

Tuy những cơn đau này có thể là những cơn đau sinh lý bình thường khi mang thai. Nhưng bà bầu tuyệt đối không nên chủ quan, nếu xuất hiện nhiều và kèm với những biểu hiện bất thường, liên tục hoặc kéo dài, ra máu âm đạo, tiểu buốt, tiểu rát, nước tiểu có mùi hôi,…thì nên đi thăm khám!

  • Căng cứng bụng

Hiện tượng căng cứng bụng tuy không phải là hiện tượng nguy hiểm, bất thường khi mang thai ở tuần thứ 15. Tuy nhiên dù không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng chúng khiến bà bầu cảm thấy rất khó chịu. Ngoài ra nó cũng có thể là dấu hiệu nhận biết của các cơn gò chuyển dạ sinh non. Vì vậy để hạn chế và giảm bớt những khó chịu này, bà bầu có thể xoa bụng, thay đổi tư thế ngồi hoặc nằm để giảm bớt căng cứng.

  • Chú ý đến tư thế nằm khi ngủ

Thực tế thì tuần thai thứ 14 và 15 là những tuần thai khá dễ chịu đối với bà bầu. Bởi giai đoạn này bà bầu không còn nhưng cơn ốm nghén nữa và thai nhi cũng không quá lớn, chưa gây chèn ép quá nhiều nên cơ thể người mẹ lúc này khá thoải mái. Tư thế đứng ngồi vẫn rất tự do và thoải mái.

Tuy nhiên bà bầu nên nằm nghiêng sang bên trái để không hạn chế lưu thông máu đến thai nhi, để thoải mái hơn thì bạn có thể sử dụng thêm gối bà bầu và kê cao đầu một chút.

  • Chú ý thói quen ăn uống

Trong suốt quá trình mang thai, bà bầu nên chú ý bổ sung sắt, canxi và vitamin D đặc biệt là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai này khi mà thai nhi bước từ tuần thai thứ 14, 15 trở đi. Thời điểm này, thai nhi đang trong quá trình hoàn thiện hệ xương vì vậy mạ cần bổ sung nhiểu canxi để bé phát triển. Ngoài canxi mẹ bầu cũng nên chú ý bổ sung thêm 20-30 mg sắt mỗi ngày. Tuy nhiên việc bổ sung sắt sẽ khiến bà bầu gặp phải tình trạng táo bón, vì vậy để hạn chế táo bón thì bà bầu nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi và uống nhiểu nước.

Nếu bạn có thêm câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến quá trình mang thai thì có hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 02436611.888  để được tư vấn nhanh chóng. Hoặc bạn có thể Click TẠI ĐÂY để trò chuyện trực tiếp với trợ lý của bác sĩ.

Xem thêm:

Ngày sửa: 07-10-2022

Bài viết liên quan

Cá chép om dưa là món ăn dân dã, quen thuộc của người Việt Nam. Món ăn này không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy liệu bà bầu, bà đẻ có nên ăn cá chép om dưa không? Hãy cùng các chuyên gia dinh dưỡng giải […]

Xem chi tiết

Rau diếp cá là một loại rau thơm thường được ăn cùng với bánh tráng, thịt vịt, thịt quay….Ngoài ra, đây còn là một loại dược liệu quý giúp hỗ trợ điều trị nhiều diện bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều người thắc mắc vấn đề “ Rau diếp cá bao nhiêu calo? có kinh […]

Xem chi tiết

Chân giò và các món được chế biến từ chân giò từ lâu luôn được xem là món ăn đặc biệt dành cho phụ nữ sau sinh bởi công dụng kích thích sản xuất sữa và làm mát sữa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số người có quan điểm rằng ăn cháo […]

Xem chi tiết
Trang chủ phòng khám và những thông tin liên hệ chi tiết nhất