Trang chủ phòng khám Trang chủ phòng khám
brc

Nên tiêm thuốc tránh thai hay cấy que tránh thai?

Ngày đăng : 10-04-2023

Áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn là phương pháp hiệu quả để phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, không phải cách ngừa thai nào cũng phù hợp với mọi đối tượng. Vậy nên tiêm thuốc tránh thai hay cấy que tránh thai? Cùng bác sĩ Hà Thị Huệ- chuyên khoa I Sản phụ khoa giải đáp chi tiết vấn đề này qua nội dung bài viết sau đây.

Tiêm thuốc tránh thai như thế nào?

Tiêm thuốc tránh thai

Tiêm thuốc tránh thai là biện pháp sử dụng loại thuốc có chứa Progestin vào cơ thể nữ giới nhằm ngăn cản buồng trứng phóng noãn, từ đó ngăn ngừa việc trứng có thể gặp được tinh trùng. Đồng thời, tăng cường sản xuất chất nhầy ở cổ tử cung để tinh trùng khó di chuyển khi xâm nhập.

Ngoài ra, tiêm thuốc tránh thai còn giúp làm giảm khả năng phát triển của nội mạc tử cung (nơi giúp nhau thai có thể dễ dàng vào trong tử cung). Khi tiêm thuốc tránh thai, lớp niêm mạc này mỏng đi thì dù trứng đã được thụ tinh không thể bám vào niêm mạc làm tổ. Từ đó giảm khả năng mang thai.

Thuốc tránh thai sẽ được bác sĩ tiêm trực tiếp vào cánh tay hoặc hông của phụ nữ trong vòng 5 ngày sau khi hết kinh.

Chị em cần chú ý hiệu quả tốt nhất của thuốc tránh thai là trong vòng 3 tháng. Sau khoảng thời gian này, chị em cần tiêm nhắc lại nếu có kế hoạch tránh thai. Trường hợp chưa có thời gian tiêm lại thì nên sử dụng một số phương pháp khác như bao cao su hoặc thuốc tránh thai khẩn cấp nếu có quan hệ.

Phương pháp tiêm thuốc tránh thai có hiệu quả cao nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: mụn trứng cá, rong kinh, nhức đầu, lo lắng, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, tăng cân, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt,…

Cấy que tránh thai như thế nào?

Đây là phương pháp sử dụng que cấy tránh thai có hình dáng giống một chiếc ống nhỏ, được làm từ chất dẻo, trong đó có chứa thuốc tránh thai. Bác sĩ sẽ thực hiện gây tê mặt trong của cánh tay rồi dùng thủ thuật để cấy ống nhỏ này dưới da phần tay không thuận của nữ giới. Thủ thuật này được diễn ra nhẹ nhàng và nhanh chóng. Chị em sẽ không cảm thấy khó chịu.

Trong que tránh thai có các thành phần nội tiết tố levonorgestrel hay etonogestrel. Tùy mỗi loại que cấy mà hiệu quả có thể trong vòng 3 – 5 năm hoặc có thể lâu hơn.

Bác sĩ Hà Thị Huệ cho biết, que cấy sẽ có tác dụng trong vòng 24 giờ nếu được cấy trong vòng 5 ngày đầu tiên của chu kỳ. Nếu cấy que vào thời điểm khác, chị em cần chờ sau khoảng 7 ngày để que có thể phát huy tác dụng. Trước khi cấy que, chị em cần đi khám để chắc chắn mình không mang thai.

Cơ chế hoạt động của que tránh thai là ức chế quá trình rụng trứng, đồng thời làm mỏng nội mạc tử cung, làm đặc chất nhầy cổ tử cung, từ đó cản trở quá trình tinh trùng xâm nhập vào buồng tử cung.

Nếu cần được tháo bỏ que cấy tránh thai, các bác sĩ sẽ gây tê rồi gắp que ra nhanh chóng. Chị em sau khi hoàn thành quá trình cấy que sẽ không cần sử dụng thêm biện pháp tránh thai nào khác.

Nên tiêm thuốc tránh thai hay cấy que tránh thai

Nên tiêm thuốc tránh thai hay cấy que tránh thai

Tiêm thuốc tránh thai hay cấy que tránh thai đều là các biện pháp ngừa thai an toàn mà chị em có thể lựa chọn. Thực tế cấy que tránh thai sẽ ít tác dụng phụ hơn so với tiêm thuốc tránh thai, đồng thời có hiệu quả lâu hơn trong việc phòng tránh thai.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Hà Thị Huệ: để đảm bảo an toàn và biết mình phù hợp với phương pháp nào thì chị em cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn chi tiết. Từ đó có quyết định chính xác nhất.

Một số trường hợp sau đây không nên cấy que tránh thai:

  • Có khả năng đang mang thai: Với những trường hợp này cần phải làm xét nghiệm để chắc chắn về tình trạng có thai hay không.
  • Không muốn chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi.
  • Phụ nữ đang sử dụng một số thuốc có nguy cơ làm giảm hiệu quả tránh thai của que tránh thai như thuốc điều trị lao, động kinh, HIV và một số loại thuốc kháng sinh.
  • Chảy máu giữa các chu kỳ kinh mà không rõ nguyên nhân.
  • Có tiền sử mắc một số bệnh như ung thư vú, bệnh gan, đột quỵ.

Trường hợp không được tiêm thuốc tránh thai bao gồm:

  • Nữ giới chưa đủ 16 tuổi
  • Người đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai.
  • Bệnh nhân bị ung thư vú hoặc ung thư vú đã khỏi.
  • Có u ở vú chưa được xác định.
  • Ung thư buồng trứng hoặc các bệnh nội tiết.
  • Người đang dùng thuốc chữa động kinh.
  • Phụ nữ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch, thiếu máu.
  • Bị trầm cảm, bệnh gan mật, các bệnh suy giảm miễn dịch hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Đã từng gặp các tác dụng phụ của thuốc tránh thai.

Hy vọng, với những thông tin trên của phòng khám Y Học Quốc Tế Kim Mã đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc nên tiêm thuốc tránh thai hay cấy que tránh thai. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy gọi đến số: 0836.633.399 để được tư vấn nhanh nhất.

Ngày sửa: 13-12-2023

Bài viết liên quan

Phá thai dù ít hay nhiều vẫn có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của các chị em phụ nữ. Trên thực tế, việc lựa chọn và thực hiện phá thai tại cơ sở y tế uy tín sẽ đảm bảo được hiệu quả cũng như hạn chế tối đa các nguy cơ về […]

Xem chi tiết

Thời gian gần đây, đặc biệt là rất nhiều bạn trẻ truyền tai nhau về cách phá thai bằng thuốc tránh thai. Vậy thì trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế tìm hiểu xem thuốc phá thai là gì? Phá […]

Xem chi tiết

Sau hút thai cơ thể người mẹ thường suy yếu và cần thực hiện một số kiêng kem quan trọng, trong đó có kiêng quan hệ tình dục. Vậy sau hút thai 7 tuần chị em cần kiêng quan hệ tình dục trong khoảng thời gian bao lâu và cần lưu ý những gì sau […]

Xem chi tiết
Trang chủ phòng khám và những thông tin liên hệ chi tiết nhất