{CÙNG TÌM HIỂU}: Bầu ăn lẩu thái được không ?
Ngày đăng : 30-01-2023Lẩu thái là món ăn nhiều người ưa thích lựa chọn và khá phổ biến nhất là trong khoảng thời gian thời tiết chuyển lạnh như hiện nay. Tuy nhiên món ăn này có ảnh hưởng gì đối với phụ nữ có thai không? Bầu ăn lẩu thái được không? Là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Hãy cùng giải đáp trong bài viết sau đây nhé!
Bà bầu ăn lẩu thái được không?
Vấn đề này hẳn là tâm điểm chú ý của nhiều mẹ bầu đam mê ẩm thực. Trên thực tế bà bầu hoàn toàn có thể ăn được lẩu thái. Miễn là chị em không ăn quá nhiều bởi lẩu thái rất cay, có thể gây nóng trong gây hại cho thai nhi.
Ngoài ra các mẹ bầu cũng cần lưu ý không nên ăn quá mặn để tránh gây áp lực cho thận. Và nên kết hợp ăn kèm với rau của quả tươi để tránh táo bón.
Những lưu ý khi mẹ bầu ăn lẩu thái
Mặc dù có thể ăn lẩu thái nhưng bà bầu cũng cần lưu ý một số vấn đề để tránh xảy ra những tình trạng ngộ độc không mong muốn. Cụ thể:
Không nên cho nhiều gia vị cay
Bỏ thêm các loại gia vị như sa tế, ớt vào nồi lẩu để tăng hương vị cay là sở thích của không ít người. Tuy nhiên đối với bà bầu thì điều này là hoàn toàn không nên.
Các loại gia vị nóng có thể gây nóng trong và trào ngược dạ dày ở thai phụ. Đặc biệt nếu thai phụ đang bị ốm nghén, bất kỳ lượng thức ăn cay nào cũng có thể làm tình trạng ốm nghén trở nên trầm trọng hơn.
Lưu ý ăn chín uống sôi
Tất cả nguyên liệu nhúng lẩu đều phải được nấu chín. Đồng thời mẹ bầu cũng đừng quên dùng 2 đôi đũa để gắp thức ăn sống và chín riêng, tránh tiếp xúc với thịt sống. Nhằm ngăn chặn vi khuẩn có thể tiếp xúc với hệ tiêu hóa, từ đó gây hại cho thai nhi.
Nước chấm nhạt
Hương vị nước chấm đậm đà có thể gây hại cho phụ nữ mang thai. Chỉ nên nhúng lượng vừa đủ, không quá nhiều. Điều này sẽ giúp an toàn cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Chú ý năng lượng vượt quá mức cho phép
Thành phần của món lẩu thái rất đa dạng. Mẹ bầu cần lưu ý tới lượng thực phẩm dung nạp vào cơ thể tránh tình trạng khó tiêu. Trường hợp quá tải năng lượng, có thể ảnh hưởng tới cân nặng và gây tình trạng mỡ trong máu đối với bà bầu.
Lựa chọn địa điểm thoáng đãng khi ăn lẩu
Dù là tụ tập tại nhà hàng hay ở không gian riêng, bà bầu cũng cần chọn cho mình một không gian mát mẻ, thoải mái. Một mặt tạo cảm giác an toàn, một mặt giúp hạn chế các chất bẩn trong môi trường có thể gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra bạn cũng không nên ngồi gần nồi lẩu để tránh hít quá nhiều khói và khí gas không tốt cho mẹ và em bé.
Lưu ý tần suất ăn lẩu thái
Các mẹ bầu không nên ăn lẩu thái thường xuyên để tránh nóng trong. Đối với phụ nữ đang mang thai, hệ thống tiêu hóa bị kích tố sinh dục ảnh hưởng, nhu động ruột cũng bị giảm và yếu đi nên việc ăn lẩu thái thường xuyên có thể sẽ gây buồn nôn và tình trạng ốm nghén nặng hơn.
Mẹo làm lẩu thái ngon “khó cưỡng”
Có rất nhiều công thức làm món lẩu thái thơm ngon tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi người. Dưới đây là một công thức phổ biến đã được nhiều gia đình áp dụng bạn nên tham khảo.
Nguyên liệu:
Mọi công thức nấu lẩu đều phải được đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cả bà bầu và cả những người tham dự bữa ăn. Trong đó những thành phần chính chủ yếu bao gồm thịt, đậu, rau, nấm…
- Thực phẩm chính: Bạn có thể sử dụng bún hoặc mì gạo hoặc bánh đa như những món lẩu thông thường.
- Thịt: Thịt bò, hải sản (tôm, cá, bách tuộc, mực…)
- Rau: các loại rau cải, ngô, nấm
Cách làm:
- Nước cốt lẩu: bạn có thể chế biến từ nước ninh xương lợn, xương gà, cá… tùy theo sở thích và khẩu vị mỗi người sau áo thêm một số loại thực phẩm tạo vị chua tự nhiên như cà chua, dứa… tạo vị chua thanh thanh cho món nước và gia giảm các loại gia vị phù hợp với mỗi người.
- Các nguyên liệu đã chuẩn bị để nhúng lẩu cần sơ chế trước và phải được rửa sạch, cắt nhỏ miếng vừa ăn. Sau đó có thể nhập tiệc.
Mặc dù bà bầu thường có những sở thích ăn món ăn riêng trong thời gian ốm nghén nhưng đừng quên cân nhắc đến vấn đề an toàn sức khỏe của chính bản thân và thai nhi. Trên đây là những chia sẻ giải đáp thắc mắc bầu ăn lẩu thái được không? Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp ích cho bạn đọc!
Ngày sửa: 30-01-2023
Cá chép om dưa là món ăn dân dã, quen thuộc của người Việt Nam. Món ăn này không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy liệu bà bầu, bà đẻ có nên ăn cá chép om dưa không? Hãy cùng các chuyên gia dinh dưỡng giải […]
Xem chi tiếtRau diếp cá là một loại rau thơm thường được ăn cùng với bánh tráng, thịt vịt, thịt quay….Ngoài ra, đây còn là một loại dược liệu quý giúp hỗ trợ điều trị nhiều diện bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều người thắc mắc vấn đề “ Rau diếp cá bao nhiêu calo? có kinh […]
Xem chi tiếtChân giò và các món được chế biến từ chân giò từ lâu luôn được xem là món ăn đặc biệt dành cho phụ nữ sau sinh bởi công dụng kích thích sản xuất sữa và làm mát sữa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số người có quan điểm rằng ăn cháo […]
Xem chi tiết