Trang chủ phòng khám Trang chủ phòng khám
brc

Ăn bánh đúc có béo không? Tiểu đường có ăn được bánh đúc không

Ngày đăng : 29-09-2023

Bánh đúc là một trong những loại bánh dân dã, quen thuộc của người dân Việt Nam. Những miếng bánh đúc màu trắng đục, mềm mịn, được làm từ bột gạo và lạc cùng các gia vị khác được rất nhiều người yêu thích từ già đến trẻ. Vậy 1 cái bánh đúc bao nhiêu calo? Tiểu đường có ăn được bánh đúc không? Cùng tìm lời giải đáp chính xác cho những băn khoăn về loại bánh này trong bài viết dưới đây.

Giới thiệu món bánh đúc

Bánh đúc

Bánh đúc là một món ăn truyền thống của Việt Nam, được làm từ bột gạo (tại miền Bắc và miền Trung) hoặc bột năng (tại miền Nam). Bánh đúc thường được làm thành tấm lớn, và khi ăn, người ta thường cắt thành các miếng nhỏ tùy theo sở thích.

Bạn có thể tìm thấy bánh đúc ở mọi nơi tại nước ta, là loại bánh rất dễ làm và có giá thành rẻ. Bánh đúc truyền thống có vị lạt, hơi nồng nhẹ của mùi vôi. Với sự phát triển của ẩm thực và nhu cầu người tiêu dùng, ngày nay người ta đã cho ra đời nhiều loại bánh đúc khác nhau, điển hình như:

  • Bánh đúc lạc: Đây là một loại bánh dân dã, rất được ưa chuộng tại miền Bắc. Bánh đúc lạc là sự kết hợp của bột gạo, nước vôi trong với hạt lạc đúc vào bên trong. Vị thơm của gạo hòa quyện với vị ngọt và bùi của hạt lạc, chấm cùng với nước tương, tạo nên một hương vị đặc trưng, hấp dẫn.
  • Bánh đúc nóng: Khác với các loại bánh đúc thông thường được ăn nguội, bánh đúc nóng chỉ ngon khi được ăn nóng. Bánh đúc nóng không theo khuôn mà có cảm giác mềm, dẻo, thơm mùi gạo. Món ăn này thường được kết hợp với nước dùng chua ngọt, thịt lợn xay, mộc nhĩ, nấm hương và một chút rau mùi. Bánh đúc nóng rất phổ biến ở miền Bắc, đặc biệt trong những ngày đông lạnh.
  • Bánh đúc nộm: Loại bánh đúc này thích hợp cho những ngày nóng và oi bức. Bánh đúc được thái thành sợi, rưới lạc và sữa đậu nành cùng ít rau ngổ. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được sự sần sật của bánh đúc, vị béo ngậy của lạc và sữa đậu nành, tạo nên một hương vị mát mẻ và dịu thanh.
  • Bánh đúc mặn: là loại bánh đặc sản tới từ miền Tây. Bánh đúc mặn vừa thơm mùi nước cốt dừa vừa có vị mặn cúa tôm thịt, Bánh đúc mặng thường được ăn kèm với các loại rau sống và dưa léo thái mỏng.
  • Bánh đúc lá dứa: Đây là một món ăn quen thuộc ở miền Tây. Bánh đúc lá dứa có màu xanh mát mắt và kết cấu mịn màng nhờ vào lá dứa. Bánh thường được ăn kèm với nước đường hoặc nước cốt dừa, và có thêm lớp vừng trên mặt. Bánh đúc lá dứa thường được dùng làm món ăn vặt hoặc tráng miệng.

1 cái bánh đúc bao nhiêu calo?

1 cái bánh đúc bao nhiêu calo

Trong thời gian gần đây, lượng calo có trong các loại bánh đã trở thành câu hỏi rất được quan tâm từ những anh chị em đang có nhu cầu giảm cân, tăng cơ,…. Trong đó, bánh đúc cũng không nằm ngoài tầm quan tâm và người ta thường tự hỏi 1 cái bánh đúc bao nhiêu calo. Để có câu trả lời chính xác, chúng ta cần đi sâu vào tìm hiểu về năng lượng của từng thành phần cụ thể trong bánh.

Dựa trên nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng trong nước, đối với lượng calo trong bánh đúc, họ đã đánh giá rằng món bánh này có hàm lượng calo trung bình do nguyên liệu chính để làm bánh rất đơn giản và không chứa nhiều calo. Trung bình, trong 1 chiếc bánh đúc truyền thống(bánh đúc lạc) có chứa khoảng 105 calo, bao gồm:

  • Bột gạo tẻ: 50 calo
  • Lạc: 40 calo
  • Các gia vị và thành phần khác: 15 calo

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo hàm lượng calo có trong một số loại bánh đúc phổ biến khác như:

  • 100g bánh đúc chay (không lạc): 90 calo.
  • 1 chiếc bánh đúc mặn: 120 calo.
  • 100g bánh đúc ngọt: 135 calo.
  • 1 đĩa bánh đúc lá dứa: 125 calo.
  • 1 bát bánh đúc nóng (gồm bánh đúc, thịt băm, nước dùng, rau mùi): 485 calo.

Xem thêm: Ăn bánh gai có béo không? Sau sinh ăn bánh gai có bị mất

Ăn bánh đúc có béo không?

Để tìm hiểu việc ăn bánh đúc có gây tăng cân hay không, chúng ta có thể xem xét những thông tin sau đây:

  • Trung bình, trong 100g bánh đúc sẽ chứa khoảng 105 calo. Nếu chúng ta ăn một bữa no và tiêu thụ khoảng 500g bánh đúc, tức là cơ thể nạp khoảng 525 kcal.
  • Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một người trưởng thành cần nạp khoảng 667 kcal cho một bữa ăn thông thường. Trong khi đó, lượng calo từ việc ăn bánh đúc chỉ chiếm 525 calo, thấp hơn lượng năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Do đó, việc ăn bánh đúc không dẫn đến tăng cân. Ngoài ra, bánh đúc không chứa nhiều chất béo hay các chất độc hại có thể ảnh hưởng đến cơ thể và gây tích tụ mỡ. Nếu bạn ăn bánh đúc với lượng hợp lý thì chắc chắn cơ thể sẽ không gặp phải hiện tượng béo phì.

Tiểu đường có ăn được bánh đúc không?

Tiểu đường ăn bánh đúc được không ?

Nếu bạn là người bị tiểu đường, thì bạn vẫn có thể ăn bánh đúc được , tuy nhiên cần lưu ý những điều sau đây:

  • Chỉ ăn bánh đúc với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều: Bánh đúc là thực phẩm giàu tinh bột, có thể làm tăng đường huyết. Vì vậy, người bị tiểu đường nên ăn bánh đúc với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều để tránh làm tăng đường huyết đột ngột.
  • Không ăn bánh đúc kèm với các loại thịt mỡ, nội tạng động vật,…: Các loại thịt mỡ, nội tạng động vật chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do đó, người bị tiểu đường nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này.
  • Nên kết hợp ăn bánh đúc với các loại rau xanh để cân bằng dinh dưỡng: Rau xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và hỗ trợ kiểm soát đường huyết rất tốt cho người bị tiểu đường.
  • Kết hợp với chế độ ăn khác: Cân nhắc lượng carbohydrate từ bánh đúc và điều chỉnh các nguồn thực phẩm khác trong bữa ăn của bạn. Bạn có thể giảm lượng carbohydrate từ các nguồn thực phẩm khác như: cơm, bún, hoặc khoai tây… để làm cho tổng lượng carbohydrate trong bữa ăn không vượt quá giới hạn.

Xem thêm: BS GIẢI ĐÁP: Người tiểu đường ăn bánh bột lọc được không

Trên đây là tất cả những thông tin giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc 1 cái bánh đúc bao nhiêu calo? Tiểu đường có ăn được bánh đúc không? Hy vọng có thể giúp ích được cho bạn đọc. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn [tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp và đặt lịch hẹn khám sớm nhất.

Ngày sửa: 16-11-2023

Bài viết liên quan

Kem ốc quế là một trong những món đồ ngọt, hấp dẫn và nhiều người yêu thích, đặc biệt là vào những ngày hè oi nóng. Tuy nhiên kem ốc quế là đồ ngọt nên nhiều người cũng băn khoăn kem ốc quế Tràng Tiền bao nhiêu calo? Ăn có béo không? Cùng tìm hiểu […]

Xem chi tiết

Tré trộn là món ăn đặc sản nổng tiếng miền đất võ Bình Định, món tré trộn có hương vị hấp dẫn được làm từ thịt tươi với gia vị đặc biệt tạo nên món ăn hấp dẫn. Vậy thì trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem 1 hộp tré trộn […]

Xem chi tiết

Mì tôm, mì ý, mì tương đen, mì quảng… là những món ăn quen thuộc và được rất nhiều người Việt Nam yêu thích. Tuy nhiên, hàm lượng calo trong những món ăn này cũng khiến nhiều người băn khoăn. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem mì […]

Xem chi tiết
Trang chủ phòng khám và những thông tin liên hệ chi tiết nhất