Trang chủ phòng khám Trang chủ phòng khám
brc

Ăn bánh gai có béo không? Sau sinh ăn bánh gai có bị mất sữa?

Ngày đăng : 26-05-2023
Hà Thị Huệ
Tác giả : Bs Hà Thị Huệ Chuyên khoa Chuyên khoa I sản phụ khoa

Nhắc đến bánh gai chắc hẳn các bạn sẽ không thể nào quên được hương vị ngọt bùi của đậu xanh và lớp vỏ bánh dai mềm bên ngoài. Tuy nhiên, có nhiều người thắc mắc không biết liệu ăn bánh gai có béo không? Sau sinh ăn có bị mất sữa? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp những vấn đề này !

Đôi nét về món bánh gai

Bánh gai

Bánh gai hay còn được gọi là bánh lá gai, là một món bánh truyền thống, đặc sản của nhiều vùng quê Bắc Bộ Việt Nam.Bánh có hình vuông, bao gồm vỏ bánh và nhân bánh. Phần vỏ bánh có màu đen, được làm từ lá cây gai và bột nếp, đường. Tất cả các nguyên liệu hòa quyện cùng với nhau, tạo thành một khối bột dẻo mịn.

Phần nhân bánh có màu vàng của đậu xanh, dừa sợi nạo, đường và mỡ lợn. Tùy vào khu vực mà cách làm bánh gai sẽ khác nhau, có nơi sẽ cho mỡ lợn vào phần nhân, có nơi thì lại không.

Bánh gai từ lâu đã được dùng trong các dịp lễ Tết hoặc bày trên bàn thờ gia tiên, nhằm để tưởng nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của tổ tiên.

Ăn bánh gai có béo không ?

Trung bình mỗi ngày một người trưởng thành sẽ cần nạp vào cơ thể khoảng 2000 calo/ ngày để duy trì các hoạt động thường ngày. Nếu chia đều ra 3 bữa/ ngày thì lượng calo cần bổ sung trong 1 bữa sẽ vào khoảng 667 calo.

Trong khi đó, 1 chiếc bánh gai 100 gram với các nguyên liệu: Bột gạo nếp, đậu xanh, hạt mè, dừa nạo sẽ chứa khoảng 258 calo, thấp hơn so với mức năng lượng cần nạp trong 1 bữa ăn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn có thể thỏa thích ăn bánh gai mà không lo bị béo. Bởi nguyên liệu chính của bánh gai là bột nếp và đường, nên nếu ăn nhiều thì sẽ có thể gây dư thừa calo, dễ dẫn đến tăng cân và béo phì.

Xem thêm: Ăn gấc có béo không? Bà bầu ăn gấc được không ?

Cách ăn bánh gai không béo

Các bạn hãy lưu ý một số điều dưới đây để có thể ăn bánh gai mà không lo bị tăng cân:

  • Không nên ăn quá nhiều bánh gai cùng một lúc, mỗi ngày chỉ nên ăn 1 – 2 cái bánh và 1 tuần chỉ nên ăn từ 3-4 ngày.
  • Nên tự làm bánh gai tại nhà để có thể gia giảm lượng đường trong bánh gai tùy theo sở thích. Đồng thời, có thể đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh mua phải bánh không rõ nguồn gốc, gây hại cho sức khỏe.
  • Khi “trót lỡ” ăn quá nhiều bánh gai thì các bạn nên tập luyện thể dục thể thao để đốt cháy lượng calo dư thừa.
  • Nên ăn bánh gai vào buổi sáng để cung cấp năng lượng cho hoạt động cả ngày dài. Không nên ăn bánh gai vào buổi tối, đặc biệt là khuya muộn. Vì trong thời gian này, cơ thể chúng ta sẽ ít vận động, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm lại. Nếu các bạn ăn bánh gai vào lúc này thì sẽ có thể gây tích tụ mỡ thừa, calo, dẫn đến tình trạng tăng cân.

Sau sinh ăn bánh gai có bị mất sữa không ?

Sau sinh ăn bánh gai có mất sữa không

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, các mẹ sau sinh khi ăn bánh gai hoàn toàn sẽ không bị mất sữa. Trái lại, các chất dinh dưỡng trong món bánh này còn giúp tăng lượng sữa mẹ và khiến sữa ngon, thơm hơn.

Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh cần lưu ý chỉ nên ăn bánh gai với lượng vừa phải. Việc ăn nhiều bánh gai sẽ gây phản tác dụng, làm tăng nguy cơ bị tiểu đường, tăng nguy cơ mắc phải huyết áp và béo phì.

Hướng dẫn cách làm bánh gai truyền thống

Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn làm bánh gai tại nhà dẻo thơm, ngon chuẩn vị để các bạn tham khảo:

Các nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 500 gram bột nếp
  • 350 gram đậu xanh không vỏ
  • 200 gram đường
  • 55 gram dừa nạo
  • 60 gram lá gai khô
  • 30 gram hạt mè
  • 1 muỗng tinh dầu bưởi
  • Lá chuối khô, dầu ăn

Cách làm bánh gai

Bước 1: Làm bột bánh gai

Luộc lá gai
Luộc lá gai

Trước tiên, các bạn cho 60g lá gai khô đã chuẩn bị vào trong nồi để luộc lấy nước. Sau khi đun khoảng 10 – 15 phút, các bạn lấy lá gai ra để nguội, rồi tuốt bỏ phần gân lá. Tiếp theo, các bạn cho lá vào cối giã nhuyễn.

Các bạn cho 500 gram bột nếp, 3 muỗng đường hoặc cho theo sở thích của các bạn, lá gai đã giã nhuyễn và khoảng 1 lít nước nấu lá gai vào chậu để trộn.

Bước 2: Làm nhân bánh lá gai

Trước tiên, các bạn hãy hấp 350g đậu xanh không vỏ trong khoảng 20 phút, sau đó giã nhuyễn. Tiếp theo, các bạn cho 150g đường, 350g đậu xanh đã giã, sợi dừa tùy ý và 1 muỗng tinh dầu bưởi vào trộn đều cho đến khi các nguyên liệu quyện vào nhau.

Bước 3: Gói và hấp bánh gai

Các bạn dùng lá chuối khô đã lau sạch. Cắt thành 2 miếng có chiều dài 30cm và chiều rộng 20cm, một miếng để thẳng và một miếng để ngang.

Tiếp theo, các bạn thấm đều dầu lên tay, rồi lấy một lớp bột mỏng, đặt nhân vào giữa và gói lại, cho thêm một chút mè lên bột bánh để khi ăn bánh thơm và ngon hơn. Sau đó, các bạn đem bánh đi hấp trong khoảng 20 phút.

Bước 4: Thành phẩm bánh gai nhân đậu xanh

Những chiếc bánh lá gai vừa chín tới, có mùi thơm của hạt mè, tinh dầu bưởi cùng với hương vị thơm bùi của đậu xanh và ngọt nhẹ của đường, sợi dừa. Chắc chắn sẽ khiến các bạn thích mê ngay từ khi thưởng thức miếng đầu tiên.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho băn khoăn: Ăn bánh gai có béo không? Sau sinh ăn có bị mất sữa? Hi vọng có thể giúp ích cho bạn đọc!

Ngày sửa: 28-07-2023

Bài viết liên quan

Kem ốc quế là một trong những món đồ ngọt, hấp dẫn và nhiều người yêu thích, đặc biệt là vào những ngày hè oi nóng. Tuy nhiên kem ốc quế là đồ ngọt nên nhiều người cũng băn khoăn kem ốc quế Tràng Tiền bao nhiêu calo? Ăn có béo không? Cùng tìm hiểu […]

Xem chi tiết

Tré trộn là món ăn đặc sản nổng tiếng miền đất võ Bình Định, món tré trộn có hương vị hấp dẫn được làm từ thịt tươi với gia vị đặc biệt tạo nên món ăn hấp dẫn. Vậy thì trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem 1 hộp tré trộn […]

Xem chi tiết

Mì tôm, mì ý, mì tương đen, mì quảng… là những món ăn quen thuộc và được rất nhiều người Việt Nam yêu thích. Tuy nhiên, hàm lượng calo trong những món ăn này cũng khiến nhiều người băn khoăn. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem mì […]

Xem chi tiết
Trang chủ phòng khám và những thông tin liên hệ chi tiết nhất