Cà tím ăn sống được không? Ăn cà tím có mất sữa không
Ngày đăng : 08-06-2023Cà tím ăn sống được không? Ăn cà tím có mất sữa không? Có nguồn gốc Ấn Độ, cà tím là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giá rẻ, được nhiều gia đình Việt Nam ưa chuộng.
Ăn cà tím có lợi không?
Cà tím có tên tiếng anh là Solaum melongena L, là loại cây thuộc họ nhà cà, có họ hàng với cà chua, cà pháo, khoai tây. Cà tìm một trong những loại củ quả có sản lượng cao nhất, từ lâu đã được chế biến thành nhiều món ăn ngon trong bữa ăn hàng ngày của người Việt.
Cà tím nếu được ăn chín hoặc chế biến đúng cách lại đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe như:
- Tốt cho sức khỏe tim mạch: Cà tím là thực phẩm giàu kali, có tác dụng giúp ổn định nhịp tim. Đồng thời, trong cà tím có nhiều flavonoid, chất này giúp giảm lượng cholesterol “xấu” LDL, tăng lượng cholesterol “tốt” HDL cho cơ thể, nhờ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Cải thiện lưu lượng máu tới não: Chất phytonutrients có trong cà tím đã được chứng minh giúp cải thiện lưu lượng máu chảy vào não. Do đó tốt với người già và người có tiền sử thiếu máu não.
- Cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa: Cà tím có hàm lượng nước cao cùng như giàu chất xơ nên sẽ kích thích, cải thiện tốt hơn hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Ăn cà tím giúp tăng cường chức năng miễn dịch: Vỏ và ruột cà tím có một lượng đáng kể vitamin C. Vitamin này có tác dụng cải thiện miễn dịch, giúp phòng ngừa sự tấn công của các tác nhân xâm hại từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn, virus,…
- Giảm tình trạng rụng tóc: Trong cà tím có chứa nhiều vitamin B3, kích thích giúp tóc mọc nhiều và chắc khỏe. Ngoài ra trong cà tím cũng có vitamin A giúp tóc xuôn mượt, óng ả.
Cà tím ăn sống được không?
Hiện nay, ở một số vùng miền, người dân vẫn có thói quen ăn cà tím sống vì quả giòn, vị chan chát chấm thêm chút muối mặn ăn rất ghiền. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, người dân không nên ăn cà tím sống vì trong loại quả này có chứa solanine. Chất này khi vào cơ thể với một lượng lớn sẽ gây mê trung tâm hô hấp khá nguy hiểm.
Xem thêm: Cải bó xôi ăn sống được không ? Giải đáp nhanh từ chuyên gia
Một số lưu ý khi ăn cà tím để an toàn cho sức khỏe
Để hạn chế nguy cơ ngộ độc và đảm bảo những lợi ích về sức khỏe nhận được khi ăn cà tím, các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra một số lời khuyên sau đây.
- Ngâm cà tím với nước muối: Nên ngâm cà tím đã thái với nước pha muối loãng, sau đó rửa lại bằng nước sạch sẽ giúp cà tím mềm hơn, giảm bớt được vị đắng của cà tím, giúp món ăn trở nên ngon miệng.
- Thêm chút dấm khi chế biến cà tím: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để giảm solanine trong cà tím, người dân nên cho thêm chút giấm trong quá trình chế biến cà tím.
- Không nên nấu cà tím ở nhiệt độ quá cao: Nếu nấu cà tím ở nhiệt độ quá cao thì loại quả này sẽ bị thất thoát đi nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt, cà tím chiên có thể làm hao tới hơn 50% lượng vitamin có trong cà tím.
- Cà tím nên ăn cả vỏ: Cà tím có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon và hấp dẫn. Điều người dần cần lưu ý chính là khi ăn cà tím, bạn không nên bỏ vỏ của cà tím đi. Bởi trong vỏ cà tím có chứa rất nhiều vitamin nhóm B và vitamin C có lợi cho sức khỏe. Lưu ý là nên ăn chín chứ không được ăn sống cả vỏ.
- Trong quá trình chế biến cà tím, các chuyên gia khuyến cáo không nên phối hợp với các nguyên liệu có tính hàn khác. Thay vào đó, nên thêm vài lát gừng để giảm tính hàn của loại quả này.
Ăn cà tím có mất sữa không?
Với câu hỏi ăn cà tím có mất sữa không, các chuyên gia cho biết, ăn cà tím không hề gây mất sữa như lời đồn và hiện nay cũng chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng ăn cà tím có thể gây mất sữa cả. Tuy nhiên các chuyên gia cũng khuyến cáo chị em phụ nữ sau sinh cần hết sức cẩn trọng khi ăn cà tím, bởi chất solanine có trong cà tím có thể ảnh hưởng vào sữa gây hại cho trẻ sơ sinh.
Do đó trong giai đoạn sau sinh chị em cần cần nhắc trước khi ăn hoặc tốt nhất không nên ăn. Lúc này chị em có thể tham khảo một số loại rau củ có tính lành khác như: rau ngót, rau bí, rau cải tây, bắp cải, rau muống, cải xoăn, cải bẹ,…
Xem thêm: Ăn bánh gai có béo không? Sau sinh ăn bánh gai có bị mất sữa
Các đối tượng không nên ăn hoặc hạn chế ăn cà tím
Ngoài các bà mẹ sau sinh thì nhóm những người sau cũng cần cân nhắc khi ăn cà tím:
+ Những người mắc bệnh dạ dày không nên ăn cà tím bởi quả cà tím có tính hàn. Nếu ăn nhiều sẽ dễ làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, có thể gây ra tình trạng tiêu chảy nặng
+ Những người bị thấp khớp, gout, đau nhức khi trời lạnh cũng không nên ăn thường xuyên cà tím, đặc biệt là cà tím chiên vì món ăn chứa quá nhiều dầu có thể làm tăng nguy cơ viêm sưng, khiến triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.
+ Những người bị hen suyễn, mắc các bệnh về thận cũng không nên ăn quả cà tím. Nguyên nhân bởi trong quả cà tím có chứa một lượng oxalate cao. Đây là loại axit có trong thực vật, nếu ăn quá nhiều sẽ dễ gây ra tình trạng sỏi thận.
Trên đây là giải đáp của chuyên gia cà tím ăn sống được không? ăn cà tím có mất sữa không? Hi vọng với những chia sẻ trên có thể giúp ích cho bạn đọc!
Ngày sửa: 28-07-2023
Khoai mì là một nguyên liệu dân dã, rất phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam. Chính vì vậy, khoai mì thường được chế biến thành các món ăn rất đơn giản nhưng lại mang đến một hương vị khiến người ta lưu luyến. Khoai mì hấp ăn cùng với nước cốt dừa đã […]
Xem chi tiếtBánh nhãn là một trong những loại bánh khá quen thuộc mà nhiều người yêu thích. Với vị ngọt thanh, giòn tan đăc trưng bánh được xem như một loại đặc sản có thể làm quà. Vậy bánh nhãn bao nhiêu calo? Ăn bánh nhãn có béo không? Để giải đáp những thắc mắc này, […]
Xem chi tiết1 cái kẹo mè xửng bao nhiêu calo? Ăn kẹo mè xửng có béo không? Mè xửng là một trong những món ăn đặc sản vùng miền thuộc miền Trung, cụ thể là ở Huế. Món ăn này không chỉ ngon miệng mà còn có chứa mức năng lượng khá lớn. Do đó, nếu bạn […]
Xem chi tiết