Giải đáp thắc mắc: Viêm bàng quang có lây không ?
Ngày đăng : 28-02-2023Hiện nay, tỷ lệ người mắc viêm bàng quang đang ngày một gia tăng khiến không ít người đặt ra câu hỏi về con đường lây truyền bệnh lý. Cùng giải đáp thắc mắc: Viêm bàng quang có lây không thông qua nội dung bài viết dưới đây.
Khái quát về bệnh viêm bàng quang
Viêm bàng quang là bệnh lý nhiễm trùng ở bàng quang, thường do vi khuẩn. Nhiều trường hợp, bệnh có thể tái phát đi tái phát lại trong thời gian dài. Ngoài nguyên nhân nhiễm khuẩn, bàng quang bị viêm cũng có thể do sử dụng thuốc, xạ trị vùng chậu, rò ở bàng quang và đường tiêu hóa.
Theo các bác sĩ, bệnh viêm bàng quang chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài thông qua đường niệu đạo. Bình thường, hệ thống đường tiết niệu có thể ngăn chặn sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn nhờ khả năng khó bị bám dính trên bề mặt niêm mạc của đường tiểu và vi khuẩn nhanh chóng bị tống xuất ra ngoài cơ thể theo đường âm đạo.
Hơn nữa, trong nước tiểu còn có đặc tính kháng khuẩn, có khả năng ức chế sự sinh sản của vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên trong trường hợp cơ thể bị suy yếu, khả năng đề kháng suy giảm hoặc có tổn thương ở niệu đạo, vi khuẩn sẽ có cơ hội thâm nhập và gây viêm bàng quang.
Trên thực tế, vi khuẩn gây viêm bàng quang thường do Escherichia Coli (chiếm tới 80% các trường hợp viêm bàng quang), Proteus, Klebsiella, Enterococcus Faecalis, Chlamydia,…
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm bàng quang
- Giới tính: Tỷ lệ viêm bàng quang ở nữ cao hơn nam giới.
- Tuổi tác: Nguy cơ viêm bàng quang gia tăng theo độ tuổi, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc càng lớn.
- Có bất thường ở hệ thống đường tiết niệu: Chẳng hạn như có sỏi ở đường tiết niệu (sỏi ở bàng quang, thận, niệu quản,), hẹp niệu đạo,…
- Thói quen quan hệ: Quan hệ tình dục không an toàn, tần suất cao, có nhiều bạn tình có nguy cơ viêm bàng quang cao hơn.
- Đã đặt ống thông tiểu trong một thời gian dài.
- Lười vệ sinh vùng kín hoặc vệ sinh vùng kín không đúng cách làm tăng nguy cơ viêm bàng quang.
Triệu chứng viêm bàng quang
- Người bệnh tiểu tiện nhiều lần trong ngày hơn, tiểu không hết bãi, có cảm giác són tiểu.
- Đi tiểu ra máu, nước tiểu đục, mùi khai và hôi nồng.
- Bệnh nhân cảm thấy bị đau, có cảm giác nóng rát mỗi khi tiểu.
- Đau vùng bụng và lưng dưới.
- Người mệt mỏi, phát sốt.
Giải đáp thắc mắc: Viêm bàng quang có lây không?
Như đã chia sẻ ở trên, viêm bàng quang là một bệnh lý chủ yếu do vi khuẩn gây ra, xảy ra tương đối phổ biến hiện nay. Không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý, sức khỏe, bệnh thậm chí còn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu như không được bác sĩ can thiệp điều trị từ đó sớm. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa viêm bàng quang là rất cấp thiết.
Thực tế là, bệnh viêm bàng quang hoàn toàn có khả năng lây nhiễm cho người khác thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Điều này được các bác sĩ giải thích như sau, phần lớn các trường hợp viêm nhiễm ở bàng quang đều là do vi khuẩn gây ra. Đối với các đấng mày râu, khi quan hệ tình dục, niệu đạo bị kéo giãn nên rất dễ bị vi khuẩn từ niệu đạo của bạn tình xâm nhập vào và gây viêm.
Đối với các chị em phụ nữ, cảm giác hưng phấn khi quan hệ sẽ kích thích cơ thể người phụ nữ tiết ra dịch nhầy với một lượng lớn. Các vi khuẩn gây hại từ bạn tình có thể theo dịch nhờn thâm nhập vào bên trong âm đạo và gây bệnh.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì mặc dù có khả năng lây nhiễm thông qua đường tình dục nhưng không phải ai cũng dễ bị nhiễm bệnh từ phía bạn tình. Bởi nguy cơ mắc bệnh còn phụ thuộc vào một số các yếu tố khác, đặc biệt là sức đề kháng của mỗi người. Điều này tức là khi một người có sức đề kháng tốt thì nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang cũng thấp hơn.
Mặt khác, đối với những người bị viêm bàng quang do các nguyên nhân khác không do vi khuẩn, chẳng hạn như do hóa chất, sử dụng thuốc, xạ trị,… sẽ không lây truyền bệnh sang cho người khác.
Có nên quan hệ tình dục khi bị viêm bàng quang?
Viêm bàng quang do vi khuẩn có khả năng lây nhiễm khi quan hệ nên các bác sĩ khuyến cáo không nên tham gia các hoạt động tình dục khi đang mắc bệnh. Quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này không chỉ gây ảnh hưởng tới quá trình điều trị mà còn làm tăng nguy cơ tái phát sau điều trị.
Do đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như cho bạn tình, hãy điều trị bệnh triệt để sau đó mới quan hệ trở lại. Khi quan hệ, cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su. Sau khi quan hệ, cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ vùng kín để giảm thiểu tình trạng nhiễm khuẩn.
Bạn cũng không nên mặc chung quần lót, dùng chung khăn tắm, bồn tắm với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Tăng cường bổ sung cho cơ thể các loại rau xanh, trái cây tươi, sinh hoạt một cách khoa học để tăng sức đề kháng cho bản thân giúp chống lại tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu của viêm bàng quang, cần nhanh chóng đi khám để được bác sĩ xử lý kịp thời.
Trên đây là giải đáp thắc mắc: Viêm bàng quang có lây không. Hi vọng với những chia sẻ này có thể giúp ích cho bạn đọc!
Ngày sửa: 06-03-2023
Que thử thai là một loại dụng cụ được đông đảo chị em lựa chọn để kiểm tra tình trạng mang thai của bản thân. Tuy nhiên, trên thực tế không phải trường hợp nào thử que cũng đều cho kết quả chính xác. Ngoài các nguyên nhân đến từ que thử bị hỏng, kém […]
Xem chi tiếtViêm niệu đạo có được quan hệ không? Có chữa được không? Đây là thắc mắc của nhiều người khi mắc phải căn bệnh này. Quan hệ tình dục là nhu cầu thiết yếu của mỗi người, tuy nhiên vấn đề về sức khỏe khi bị viêm niệu đạo là yếu tố quan trọng người […]
Xem chi tiếtViêm tuyến tiền liệt là một bệnh lý phổ biến ở nam giới và thường gặp nhất ở nam giới tuổi trung niên. Bệnh nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn nội tiết tố nam, nhiễm trùng máu, viêm tinh […]
Xem chi tiết