Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội
brc

Cùng tìm hiểu: Uống thuốc xong uống nước dừa được không ?

Ngày đăng : 15-10-2022
Hà Thị Huệ
Tác giả : Bs Hà Thị Huệ Chuyên khoa Chuyên khoa I sản phụ khoa

Không chỉ là thức uống giải nhiệt hiệu quả, nước dừa còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Mọi người thường rỉ tai nhau rằng sau khi dùng thuốc thì không nên uống nước dừa vì nó có thể gây ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc. Điều này trên thực tế có thực sự đúng? Cùng tìm hiểu: Uống thuốc xong uống nước dừa được không tại bài viết này nhé!

Nước dừa có lợi ích gì đối với sức khỏe?

Lợi ích của nước dừa
Lợi ích của nước dừa

Theo Đông Y, nước dừa tính bình, vị ngọt thanh mát, tốt cho sức khỏe. Thức uống này có tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, lợi tiểu, hỗ trợ giải độc và cầm máu.

Các nghiên cứu hiện nay càng khẳng định thêm những tác dụng tuyệt vời của nước dừa đối với cơ thể.

  • Uống nước dừa giúp giảm nguy cơ mất nước: Nước dừa giàu kali cùng một số khoáng chất quan trọng đối với cơ thể như natri, kẽm, đồng, ma giê,… giúp bổ sung nước và cân bằng các chất điện giải.
  • Giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề về tiết niệu: Uống nước dừa thường xuyên có thể giúp lợi tiểu, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng về tiết niệu như tiểu buốt tiểu dắt.
  • Có lợi cho các cơ quan tiêu hóa: Các nhà nghiên cứu phát hiện axit lauric có trong nước dừa sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành monolaurin. Chất này có khả năng kháng khuẩn, kháng virus, chống giun và ký sinh trùng trong đường ruột. Uống nước dừa cũng làm dịu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Thành phần trong nước dừa giúp cải thiện hệ thống miễn dịch: Nước dừa giàu các vitamin, đặc biệt là vitamin C. Việc bổ sung đầy đủ vitamin C rất quan trọng đối với cơ thể bởi nó giúp gia tăng khả năng miễn dịch để chống lại sự xâm hại của các tác nhân gây bệnh đến từ môi trường bên ngoài.

Xem thêm:

Uống thuốc xong uống nước dừa được không?

Uống thuốc xong uống nước dừa được không ?

Nước dừa tốt cho sức khỏe là điều không thể bàn cãi nhưng theo khuyến cáo của các chuyên gia về dinh dưỡng, có một số thời điểm mà chúng ta không nên uống nước dừa.

Trên thực tế, sau khi uống thuốc là thời điểm mà các chuyên gia khuyên chúng ta không nên uống nước dừa. Vì thuốc khi vừa mới đi vào ruột sau đó gặp nước dừa, các thành phần của nước dừa có thể tạo thành một lớp mảng bọc bao xung quanh thuốc. Điều này khiến thuốc hoạt động kém hiệu quả hơn và làm giảm tác dụng của thuốc đang điều trị.

Do đó, nếu bạn có ý định uống nước dừa, hãy uống sau khi dùng thuốc khoảng 2 – 3 giờ nhằm đảm bảo thuốc đã được hấp thụ vào cơ thể và không còn bị ảnh hưởng bởi nước dừa.

Các thực phẩm khác không nên dùng chung với nước dừa

Ngoài nước dừa, có một số loại thực phẩm khác mà chuyên gia cũng khuyến cáo không nên dùng chung. Đó là:

  • Đá lạnh: Việc thêm đá lạnh có thể khiến nước dừa nhạt hơn, giảm đi vị thơm ngon vốn có. Hơn nữa, nước dừa vốn có tính hàn nên việc thêm đá lạnh khi uống có thể khiến cơ thể bị lạnh hơn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe đường ruột.
  • Đồ hải sản: Không nên uống nước dừa khi ăn đồ hải sản. Bởi hải sản cũng là thực phẩm có nhiều tính hàn. Những người bị hạ huyết áp, thấp khớp, cảm lạnh, suy nhược cơ thể hay mới ốm dậy cũng không nên dùng hai loại thực phẩm này vì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
  • Sô cô la: Các chuyên gia khuyến cáo không nên uống nước dừa và ăn sô cô la. Trong sô cô la có chứa axit oxalic nếu như dùng chung với nước dừa sẽ tạo ra canxi oxalat không hòa tan. Điều này có thể gây cản trở tới khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.

Một số lưu ý khi dùng nước dừa

Hạn chế uống nước dừa vào buổi tối: Uống nước dừa vào buổi tối có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm hàn và cảm lạnh.

Không uống nước dừa quá thường xuyên: Là thức uống tốt cho sức khỏe nhưng các chuyên gia khuyến cáo người dân cũng không nên dùng quá thường xuyên vì có thể gây dư thừa khoáng chất. Nước dừa nên uống cách ngày và trong một ngày không nên uống quá 350-400 ml.

Không uống nước dừa để lâu: Để đảm bảo hàm lượng dưỡng chất và những lợi ích mà nước dừa đem lại, người dân cần uống ngay sau khi dừa được chặt. Không uống nước dừa để lâu ở môi trường bên ngoài, đặc biệt là để qua đêm.

Không uống nước dừa trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ: 3 tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm nhất về các nguy cơ biến chứng trong thai kỳ, đặc biệt là sảy thai. Nước dừa có tính hàn không tốt cho bà bầu vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

Trẻ nhỏ: Thức uống này cũng không phù hợp với trẻ nhỏ vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non nớt.

Như vậy chúng ta đã cùng giải mã uống thuốc xong uống nước dừa được không. Mong rằng những thông tin trên đây giúp bạn uống nước dừa đúng cách để nhận được những lợi ích về sức khỏe mà thức uống này mang lại. Nếu có thắc mắc về sức khỏe cần được tư vấn, bạn có thể gọi tới HOTLINE 02438.255.599 – 0836.633.399.

Ngày sửa: 12-11-2022

Bài viết liên quan

Khoai mì là một nguyên liệu dân dã, rất phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam. Chính vì vậy, khoai mì thường được chế biến thành các món ăn rất đơn giản nhưng lại mang đến một hương vị khiến người ta lưu luyến. Khoai mì hấp ăn cùng với nước cốt dừa đã […]

Xem chi tiết

Bánh nhãn là một trong những loại bánh khá quen thuộc mà nhiều người yêu thích. Với vị ngọt thanh, giòn tan đăc trưng bánh được xem như một loại đặc sản có thể làm quà. Vậy bánh nhãn bao nhiêu calo? Ăn bánh nhãn có béo không? Để giải đáp những thắc mắc này, […]

Xem chi tiết

1 cái kẹo mè xửng bao nhiêu calo? Ăn kẹo mè xửng có béo không? Mè xửng là một trong những món ăn đặc sản vùng miền thuộc miền Trung, cụ thể là ở Huế. Món ăn này không chỉ ngon miệng mà còn có chứa mức năng lượng khá lớn. Do đó, nếu bạn […]

Xem chi tiết
Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội