Phòng Khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội Phòng Khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội
brc

Uống dầu ăn có sao không ? Thực hư uống dầu ăn giúp chống say rượu

Ngày đăng : 09-10-2023

Trong những cuộc gặp gỡ đối tác, khách hàng, việc mời nhau vài ly bia rượu là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đây là nỗi ám ảnh đối với những người có sức khỏe yếu, tửu lượng thấp. Lúc này, một trong những mẹo được nhiều nam giới truyền tai nhau để uống rượu không bị say đó chính là uống dầu ăn trước khi uống rượu. Vậy thực hư vấn đề này ra sao? Uống dầu ăn có sao không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp vấn đề này!

Dầu ăn có những lợi ích gì cho sức khỏe 

Lợi ích của dầu ăn

Dầu ăn là loại dầu có nguồn gốc từ thực vật với thành phần chính là Triglyceride (hay còn gọi là chất béo trung tính). Dầu thực vật thường được pha trộn nhiều loại dầu khác nhau như: Dầu cọ, dầu gạo, dầu đậu nành, dầu hướng dương,…

Chất béo trong dầu thực vật đóng vai trò rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của con người. Chất béo bão hòa có trong dầu ăn nếu được sử dụng đúng liều lượng thì sẽ mang lại những lợi ích như:

  • Dầu ăn chính là dung môi để hòa tan các loại vitamin, bao gồm: Vitamin A, D, E, K.
  • Dầu ăn là một nguồn cung cấp các axit béo thiết yếu cho cơ thể, giúp làn da trở nên mịn màng và căng bóng, làm giảm nguy cơ bị viêm nhiễm và mang lại những lợi ích nhất định đối với các cơ quan sinh sản.
  • Giúp các món ăn trở nên thơm ngon, hấp dẫn hơn.
  • Dầu ăn có thể lưu trữ lâu trong dạ dày nên có thể tạo cảm giác no lâu, làm giảm sự thèm ăn.

Uống dầu ăn có sao không ?

Hiện nay chưa có bất kì nghiên cứu nào cho rằng uống trực tiếp dầu ăn có thể gây hại hoặc nguy hiểm tới tính mạng. Do đó nếu có lỡ uống một lượng nhỏ dầu ăn thì bạn cũng không cần lo lắng, Đặc biệt có một số loại dầu khi uống trực tiếp có thể có lợi cho sức khỏe như dầu oliu. Dầu oliu được chiết xuất từ cây Oliu, có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, uống mỗi ngày một thìa dầu Oliu đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: tốt cho đại tràng, tốt cho trí não, đẹp da và phòng chống loãng xương.

Thực hư chuyện uống dầu ăn giúp chống say rượu

Uống dầu ăn có giúp chống say rượu không ?

Một bí kíp được nhiêu anh em truyền tai nhau là uống dầu ăn trước khi vào bàn nhậu để hạn chế tình trạng say rượu, bia. Lớp dầu này sẽ bao phủ toàn bộ niêm mạc dạ dày, khiến cho rượu lâu ngấm vào dạ dày và ruột hơn. Nhờ đó mà người uống sẽ lâu say hơn.

Tuy nhiên, mẹo uống rượu bia không say này thật sự là con dao 2 lưỡi. Vì khi lớp màng bảo vệ được tráng bằng dầu ăn bị mất dần tác dụng thì cũng là lúc rượu bia bắt đầu thẩm thấu và hấp thu vào trong máu. Lúc này, cơ thể sẽ phải hấp thụ một lượng lớn bia rượu cùng một lúc, dẫn đến gan của người uống không thể đào thải kịp. Từ đó, làm tăng nguy cơ bị ngộ độc rượu vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo mọi người tuyệt đối không nên áp dụng cách này.

Xem thêm: Ăn hồng xiêm có đau dạ dày không ? Ăn hồng xiêm có gây ho

Lưu ý khi uống rượu để giảm tác hại tới sức khỏe

Lưu ý khi uống rượu

Trong những bữa liên hoan, tất niên hoặc tụ tập bạn bè, việc mừng nhau những chén rượu là khó tránh được. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để hạn chế tối đa những tác hại của rượu đối với sức khỏe:

  • Lựa chọn loại rượu chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Khi uống rượu các bạn nên uống từ từ để giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày. Đồng thời, gan sẽ có đủ thời gian để chuyển hóa rượu, hạn chế các triệu chứng khó chịu khi say.
  • Khi uống rượu, các bạn không nên sử dụng các loại bánh kẹo ngọt và đồ ăn cay nóng, kể cả việc hút thuốc khi uống rượu cũng cần hạn chế. Bởi lúc đó, cơ thể sẽ nhanh bị mệt và tinh thần không được tỉnh táo.
  • Không nên uống rượu khi bụng đói bởi sẽ làm cồn ngấm vào cơ thể nhanh hơn. Vì vậy, các bạn cần đảm bảo ăn lót dạ trước khi sử dụng bia rượu.
  • Không nên pha rượu cùng với bia hoặc các loại đồ uống có chứa chất kích thích khác sẽ dễ gây ngộ độc với các biểu hiện như: Buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt,…, thậm chí có thể dẫn đến tử vong do nồng độ cồn trong máu tăng cao đột ngột.
  • Uống rượu ở mức vừa phải, không nên uống quá nhiều cùng một lúc. Nam giới nên tiêu thụ không quá 3 đơn vị rượu/ ngày, nữ giới không quá 2 đơn vị rượu/ ngày.
  • Những người đang sử dụng thuốc aspirin thì không nên uống rượu bởi sẽ có thể gây ra tình trạng chảy máu dạ dày. Do đó, đối với các trường hợp phải điều trị bằng thuốc aspirin thì không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn như: Rượu, bia,…
  • Không sử dụng đồng thời cả rượu và đồ uống chứa caffeine. Rượu có thể làm giảm hoạt động của não, giảm huyết áp và giảm khả năng nhận thức của người uống. Trong khi đó, cafein lại là chất gây kích thích, làm tăng huyết áp và tăng nhịp tim. Khi sử dụng kết hợp hai loại đồ uống này cùng một lúc, không có sự trung hòa giữa chất gây ức chế và chất kích thích, thì sẽ có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc, gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Khi uống rượu, các bạn nên ăn kèm các loại thực phẩm giàu protein để làm chậm quá trình hấp thụ rượu vào trong máu.

Trên đây là những thông tin về vấn đề: “Uống dầu ăn có sao không ? Thực hư uống dầu ăn giúp chống say rượu” Mọi băn khoăn về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng liên hệ qua Hotline: 02438.255.599 – 0836.663.399 hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

Ngày sửa: 09-10-2023

Bài viết liên quan

Trái nhàu tuy còn xa lạ trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta nhưng nó lại được ưa chuộng trong đông y. Loại quả này được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp tiêu hóa dễ dàng, giảm huyết áp, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư… bên […]

Xem chi tiết

Kem ốc quế là một trong những món đồ ngọt, hấp dẫn và nhiều người yêu thích, đặc biệt là vào những ngày hè oi nóng. Tuy nhiên kem ốc quế là đồ ngọt nên nhiều người cũng băn khoăn kem ốc quế Tràng Tiền bao nhiêu calo? Ăn có béo không? Cùng tìm hiểu […]

Xem chi tiết

Bánh cá là một món ăn đường phố cực nổi tiếng tại Hàn Quốc. Từng chiếc bánh thơm phức, giòn rụm cùng với phần nhân đậu đỏ ngọt bùi bên trong sẽ khiến các bạn mê mẩn ngay từ khi thưởng thức miếng đầu tiên. Tuy nhiên, do bánh cá được làm từ thành phần […]

Xem chi tiết
Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội