Phòng Khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội 12 Kim Mã Phòng Khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội 12 Kim Mã
brc

[TÌM HIỂU] Người công giáo có được đặt vòng tránh thai không

Ngày đăng : 22-04-2023
Giao Thị Kim Vân
Tác giả : Bs Giao Thị Kim Vân Chuyên khoa Chuyên khoa I sản phụ khoa

Đặt vòng tránh thai là một biện pháp ngừa thai mang lại hiệu quả cao và có khả năng duy trì lâu dài. Tuy nhiên, theo Giáo lý thì những những người theo đạo Công Giáo không được sử dụng các biện pháp ngừa thai nhân tạo. Vậy cụ thể người công giáo có được đặt vòng tránh thai không? Nếu sử dụng thì có phạm tội gì nghiêm trọng hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp băn khoăn này!

Đặt vòng tránh thai có tốt không?

Đặt vòng tránh thai có tốt không

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ có hình chữ T, làm bằng nhựa dẻo hoặc đồng, được đặt vào trong tử cung của nữ giới để tránh thai tạm thời. Cơ chế hoạt động chính của vòng tránh thai đó chính là làm chất nhầy cổ tử cung đặc lại để ngăn không cho tinh trùng di chuyển vào gặp trứng, đồng thời gây ra phản ứng viêm tại lớp niêm mạc tử cung, tạo điều kiện bất lợi cho việc phôi thai làm tổ.

Đặt vòng tránh thai là phương pháp tránh thai có nhiều ưu điểm, cụ thể như:

  • Hiệu quả tránh thai sau khi đặt vòng khá cao, lên đến 97% và có khả năng duy trì trong thời gian dài, trung bình từ 5 – 10 năm tùy vào từng loại.
  • Quy trình đặt và lấy vòng ra khỏi tử cung khá đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng. Nếu như có nhu cầu sinh con thì các chị em có thể đến cơ sở y tế thực hiện tháo vòng ra và khả năng sinh sản có thể khôi phục trở lại bình thường.
  • Việc đặt vòng không gây bất tiện hay ảnh hưởng đến việc quan hệ vợ chồng.
  • Phương pháp đặt vòng còn giúp các chị em điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh khi đến kỳ.
  • Phụ nữ đang cho bú vẫn có thể đặt vòng mà không ảnh hưởng đến việc tiết sữa và chăm con.

Ngoài ra, việc có con theo kế hoạch còn giúp đảm bảo chất lượng cuộc sống gia đình. Để nuôi dưỡng một em bé sẽ đòi hỏi nhiều tài nguyên bao gồm: Thời gian, tài chính, môi trường,… Nếu cha mẹ sinh con khi chưa có đủ điều kiện thì sẽ gây áp lực lớn lên gia đình. Từ đó, có thể nảy sinh những mâu thuẫn, đe dọa hạnh phúc hôn nhân gia đình, đồng thời ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý của em bé sau này.

Người công giáo có được đặt vòng tránh thai không?

Người công giáo có được đặt vòng tránh thai

Theo Giáo Lý của Hội Thánh, thì vòng tránh thai không chỉ là dụng cụ ngừa thai mà còn là dụng cụ phá thai. Do đó, việc đặt vòng tránh thai sẽ không được phép cho dù vì bất kỳ lý do gì. Và nếu thực hiện hành vi đặt vòng tránh thai thì là có tội trọng. Do đó, những người Công giáo nếu đã “trót” đặt vòng tránh thai thì phải đi xưng tội, biểu lộ hành vi thống hối, dốc lòng chừa để được nhận ơn tha thứ.

Xem thêm: Đặt vòng tránh thai có cần uống kháng sinh không?

Người công giáo nên làm gì để tránh thai?

Hiện nay, việc ngừa thai có thể được thực hiện bằng hai cách, đó là: Tránh thai tự nhiên và tránh thai nhân tạo. Trong Giáo Lý của Hội Thánh, thì người Công Giáo không được phép áp dụng các phương pháp tránh thai nhân tạo, nhưng được sử dụng các phương pháp tránh thai tự nhiên.

Có hai phương pháp tránh thai tự nhiên: đó là phương pháp Ogino–Knauss và phương pháps Billing

Phương pháp Ogino–Knauss

Đây là phương pháp dựa trên sự tiết dục định kỳ, hai vợ chồng kiêng quan hệ trong khoảng thời gian người vợ dễ thụ thai. Điều kiện tiên quyết để áp dụng phương pháp này đó là chu kì kinh của người phụ nữ phải đều để xác định được ngày rụng trứng. Sau khi xác định được ngày rụng trứng thì khoảng thời gian 3 ngày trước và 1 ngày sau ngày rụng trứng là khoảng thời gian không nên quan hệ tình dục để tránh có thai ngoài ý muốn.

Tránh thai cho người công giáo bằng phương pháp ogino knauss

Để tính ngày rụng trứng, có thể xác định theo chu kì kinh:

  • Nếu chu kì kinh 27 ngày thì ngày rụng trứng là ngày thứ 13
  • Nếu chu kì kinh 28 ngày thì ngày rụng trứng là ngày thứ 14
  • Nếu chu kì kinh kéo dài 30 ngày thì ngày rụng trứng là ngày thứ 16

Phương pháp Billings

. Phương pháp trên tuân thủ theo quy tắc:

  • Tránh quan hệ vào những ngày có nhiều kinh
  • Bắt đầu từ ngày thứ tư sau ngày rụng trứng có thể quan hệ
  • Tránh quan hệ vào ngày có máu hay có chất nhờn. Nên chờ thêm từ khoảng 4 ngày sau đó

Có thể thấy cả hai phương pháp này đều dựa trên việc xác định ngày trứng rụng, cũng như xác định trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới những ngày nào có thể dễ thụ thai và những ngày nào không thể thụ thai. Nếu có lý do chính đáng, vợ chồng có thể áp dụng phương pháp tránh thai tự nhiên này, vì nó không đối nghịch với mục đích của hành vi yêu thương thân mật, không trực tiếp ngăn chặn việc trứng thụ tinh hay giết chết bào thai.

Hội Thánh cấm sử dụng các phương pháp ngừa thai nhân tạo này vì chúng làm sai lệch bản chất của tình yêu vợ chồng là hiến thân trọn vẹn cho nhau và ngăn cản công cuộc trao ban sự sống.

Bên cạnh đó, Hội Thánh cũng nói với các vợ chồng rằng: Cấm việc hút điều hoà kinh nguyệt, vì đây là hình thức phá thai non. Cấm những hành động trực tiếp ngăn cản việc thụ thai tạm thời hay vĩnh viễn. Cấm sử dụng các các loại dụng cụ, thuốc ngừa thai.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho băn khoăn: Người công giáo có được đặt vòng tránh thai không. Hi vọng từ những chia sẻ này có thể giúp ích cho bạn đọc!

Ngày sửa: 11-08-2023

Bài viết liên quan

Phá thai là cách chấm dứt thai kỳ và lấy thai ra khỏi tử cung của người phụ nữ trước kỳ sinh tự nhiên. Việc phá thai lần đầu thường khiến nhiều người lo lắng, băn khoăn: phá thai có cần kiêng như đẻ không? Có cho con bú được không? Cùng tìm hiểu những […]

Xem chi tiết

Mì tôm, bún là những món ăn quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, sau khi phá thai, chị em phụ nữ cần kiêng một số loại thực phẩm để đảm bảo sức khỏe và tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Vậy phá thai xong có được ăn mì tôm, […]

Xem chi tiết

Phá thai ở đâu uy tín tại Từ Sơn Bắc Ninh là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của chị em, đặc biệt là những người đang có ý định muốn bỏ thai. Bởi hiện nay, trên địa bàn tỉnh, có rất nhiều phòng khám, cơ sở y tế có dịch vụ […]

Xem chi tiết
Phòng Khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội