Người bị tiểu đường ăn khoai mỡ được không ? Y Học Quốc Tế
Ngày đăng : 31-10-2022Khoai mỡ là một trong những món ăn ưa thích của nhiều người. Nhưng với một số đối tượng mắc bệnh lý; điển hình như tiểu đường, không phải loại thực phẩm nào cũng nên ăn vì có thể làm tăng mức đường huyết gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Ở nội dung bài viết này, hãy cùng tìm hiểu người bị tiểu đường ăn khoai mỡ được không nhé!
Thành phần dinh dưỡng của khoai mỡ
Khoai mỡ (khoai tím, khoai ngọt,…) là thực phẩm rất đỗi quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Khoai mỡ kích cỡ khá to, vỏ hơi xù xì, bên trong ruột khoai có màu tím đặc trưng.
Khi ăn, khoai mỡ có vị ngọt tự nhiên, hương thơm nhẹ và là nguyên liệu phổ biến trong các món ăn dân dã như bánh khoai, làm canh, làm chè,…
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, khoai mỡ là nguồn cung cấp một lượng tinh bột dồi dào. Các thành phần đáng chú ý trong 100 gram khoai mỡ có thể kể đến như:
- Năng lượng: 120 kcal
- Carbohydrate: 27gram
- Protein: 1 gram
- Chất xơ: 4 gram
- Canxi: 20 gram
Lợi ích khi ăn khoai mỡ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn khoai mỡ có thể mang đến các lợi ích như:
Giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai mỡ rất giàu vitamin B6. Vitamin B6 được biết tới có tác dụng làm giảm nồng độ homocysteine (một chất có thể gây phá hủy thành mạch máu). Bởi vậy, việc cung cấp đầy đủ vitamin B6 thông qua khoai mỡ sẽ giúp cơ thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Hỗ trợ kiểm soát huyết áp
Khoai mỡ có hàm lượng cao khoáng chất kali. Kali được biết tới là khoáng chất quan trọng trong việc điều tiết, duy trì ổn định mức huyết áp. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu tìm thấy sự hiện diện của dioscorin trong khoai mỡ. Chất này có thể giúp ức chế angiotensin, một chất có khả năng làm tăng huyết áp.
Cải thiện sức khỏe đường ruột: Loại củ này có chứa rất nhiều carbs phức hợp và một lượng lớn chất xơ có tác dụng hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Ăn khoai mỡ có thể cải thiện hoạt động của nhu động ruột cũng như kích thích sự tăng sinh của lợi khuẩn giúp cân bằng pH trong ruột.
Có thể giúp hỗ trợ giảm cân: Khoai mỡ có hàm lượng chất béo thấp, chứa các tinh bột hấp thụ chậm. Vì vậy ăn khoai mỡ sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn, nhờ đó có thể giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Người bị tiểu đường ăn khoai mỡ được không?
Trả lời cho câu hỏi người bị tiểu đường ăn khoai mỡ được không, các bác sĩ cho biết: Những người mắc bệnh tiểu đường (một bệnh lý liên quan tới sự suy giảm chức năng của hormone insulin khiến mức đường huyết tăng cao) hoàn toàn có thể ăn khoai mỡ.
Giải thích vấn đề này, các chuyên gia cho biết: khoai mỡ là thực phẩm giàu carbohydrate phức hợp, giàu chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp (Nghiên cứu cho thấy khoai mỡ có chỉ số đường huyết GI = 24) nên có thể điều tiết quá trình giải phóng đường vào máu, không làm đường huyết tăng cao một cách đột ngột.
Khi vào cơ thể, carbohydrate từ khoai mỡ sẽ được phân hủy thành đường từ từ, dẫn đến việc giải phóng năng lượng ổn định hơn. Mức đường huyết không bị tăng đột biến do đó sẽ ít có nguy cơ gây tổn hại sức khỏe cho người mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra thì, trong khoai mỡ còn chứa các flavonoid. Flavonoid được biết là chất chống oxy hoá mạnh mẽ, đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng cân bằng đường huyết, hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Chất này còn có tác dụng đảo ngược sự mất cân bằng oxy hóa, đồng thời làm giảm tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường bằng cách bảo vệ các tế bào sản xuất insulin ở trong gan. Insulin được biết tới là một loại hormone có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu cho cơ thể.
Xem thêm: Củ dền ăn sống được không ? Còn ăn được khi đã mọc mầm ?
Khi ăn khoai mỡ, người bệnh tiểu đường cần lưu ý gì?
Theo các bác sĩ, khoai mỡ là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng và thơm ngon. Mặc dù có lợi ích đối với người bị tiểu đường nhưng loại thực phẩm này cũng có thể gây hại nếu sử dụng không đúng cách.
Dưới đây là một số lưu ý cho người tiểu đường khi ăn khoai mỡ.
- Không ăn khoai mỡ quá nhiều: Người bị tiểu đường không nên ăn quá 100 gram khoai mỡ mỗi ngày. Vì ăn quá nhiều khoai mỡ có thể gây đau đầu, buồn nôn. Thêm vào đó hàm lượng vitamin A trong khoai mỡ khá cao, nếu như dùng quá mức có thể gây hại cho cơ thể.
- Không nên ăn khoai mỡ nếu như người bệnh tiểu đường đang có vấn đề về thận: Khoai mỡ giàu protein và khoáng chất, nếu ăn vào có thể làm tăng áp lực lên thận.
- Không ăn khoai mỡ mọc mầm: Khoai mỡ mọc mầm chứa các chất có thể gây ngộ độc cho cơ thể nếu ăn vào.
Tóm lại, khoai mỡ mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe rất tốt cho cơ thể, kể cả với những bệnh nhân tiểu đường. Điều quan trọng, người mắc bệnh tiểu đường cần phải theo dõi mức đường huyết thường xuyên để kịp thời điều chỉnh, kiểm soát các thực phẩm ăn vào cũng như tuân thủ các phương pháp điều trị của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe.
Trên đây là giải đáp người bị tiểu đường ăn khoai mỡ được không. Bạn có thể nhắn tin [TẠI ĐÂY] hoặc liên hệ theo số 0836.633.399 để nhận tư vấn bác sĩ về sức khỏe nhé!
Xem thêm:
Ngày sửa: 01-12-2023
Khoai mì là một nguyên liệu dân dã, rất phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam. Chính vì vậy, khoai mì thường được chế biến thành các món ăn rất đơn giản nhưng lại mang đến một hương vị khiến người ta lưu luyến. Khoai mì hấp ăn cùng với nước cốt dừa đã […]
Xem chi tiếtBánh nhãn là một trong những loại bánh khá quen thuộc mà nhiều người yêu thích. Với vị ngọt thanh, giòn tan đăc trưng bánh được xem như một loại đặc sản có thể làm quà. Vậy bánh nhãn bao nhiêu calo? Ăn bánh nhãn có béo không? Để giải đáp những thắc mắc này, […]
Xem chi tiết1 cái kẹo mè xửng bao nhiêu calo? Ăn kẹo mè xửng có béo không? Mè xửng là một trong những món ăn đặc sản vùng miền thuộc miền Trung, cụ thể là ở Huế. Món ăn này không chỉ ngon miệng mà còn có chứa mức năng lượng khá lớn. Do đó, nếu bạn […]
Xem chi tiết