Mổ ruột thừa có được ăn bún không? Bạn đã biết chưa
Ngày đăng : 12-01-2023Bún là thực phẩm có dạng sợi tròn, trắng mềm, hơi dính, được làm từ tinh bột gạo. Bún là nguyên liệu trong nhiều món ăn của gia đình Việt. Trên thực tế, không ít người thắc mắc mổ ruột thừa có được ăn bún không?
Mổ ruột thừa khi nào được thực hiện?
Ruột thừa là một bộ phận trong ống tiêu hóa của con người, có kích thước bằng ngón tay và thường nằm ở bụng dưới bên phải. Ruột thừa đóng vài trò quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hồi phục sau các bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa. Tuy nhiên ở một số trường hợp, cần thực hiện ruột thừa để tránh nguy hại tới sức khỏe như:
- Điều trị bệnh lý viêm ruột thừa: Mổ ruột thừa có thể được chỉ định khi bệnh nhân bị viêm ruột thừa- một tình trạng nhiễm trùng ngay tại ruột thừa. Khi mắc phải, bệnh nhân có thể gặp triệu chứng đau âm ỉ ở vùng hố chậu phải hoặc vùng thượng vị. Khi này bệnh nhân thường bị buồn nôn, nôn, bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn, phát sốt,… Đối với người bệnh viêm ruột thừa, mổ ruột thừa cần được thực hiện càng sớm càng tốt, nếu để lâu và không được xử lý, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người mắc.
- U ruột thừa: U nhày ruột thừa là một bệnh lý hay gặp ở ruột thừa, có triệu chứng gần như giống với viêm ruột thừa. Lúc này việc thực hiện cắt bỏ ruột thừa là cần thiết.
Các phương pháp mổ ruột thừa
Dựa trên tình trạng, mức độ bị viêm ruột thừa, tiền sử mắc bệnh lý, điều kiện sức khỏe tổng thể, nhu cầu của người bệnh mà các bác sĩ sẽ cân nhắc, chỉ định lựa chọn mổ hở hoặc mổ nội soi ruột thừa.
- Phương pháp mổ hở ruột thừa: Sau quy trình chuẩn bị cần thiết, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một vết rạch da với chiều dài khoảng 5 cm ở vùng bụng phía dưới bên phải để phần ruột thừa bị viêm lộ ra. Sau đó ruột thừa được bác sĩ cắt bỏ, vết rạch ở da được khâu lại bằng chỉ tự tiêu.
- Phương pháp mổ nội soi ruột thừa: Ở phương pháp này, các bác sĩ sẽ tạo ra một vết rạch nhỏ, khoảng 0.5-1 cm ở trên bụng. Sau đó, một thiết bị nội soi chuyên dụng được luồn vào nhằm hiển thị hình ảnh bên trong ổ bụng tới màn hình kết nối. Các bác sĩ phẫu thuật quan sát hình ảnh bên trong ổ bụng để thực hiện loại bỏ phần ruột thừa viêm cho người bệnh.
Mổ ruột thừa có được ăn bún không?
Giải đáp câu hỏi mổ ruột thừa có được ăn bún không, các bác sĩ cho biết, sau khi tiến hành mổ ruột thừa, người bệnh nên ăn các loại thực phẩm dạng mềm, lỏng, chẳng hạn như bún, cháo, canh,…
Khi ăn nên nêm gia vị thật nhạt, vì lúc này, chức năng tiêu hóa của người bệnh còn rất yếu. Nếu ăn các thực phẩm mặn hoặc cứng, người bệnh có thể bị khó tiêu, thậm chí là ảnh hưởng đến vết thương.
Kết luận: Sau mổ ruột thừa, mọi người hoàn toàn có thể ăn bún được.
Xem thêm: Sốt xuất huyết ăn chuối được không? [GIẢI ĐÁP CÙNG
Mổ ruột thừa bao lâu được ăn cơm ?
Sau mổ ruột thừa hệ tiêu hóa còn yếu nên chưa thể ăn cơm được. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sau mổ ruột thừa khoảng 1 tuần thì người bệnh có thể ăn cơm được bình thường. Còn trước đó nên ăn các thức ăn dạng mềm lỏng.
Tuy nhiên, thực tế cơ địa của mỗi người là khác nhau, do đó nếu ăn uống cảm thấy khó tiêu thì người bệnh không nên ăn cơm sớm. Người bệnh có thể sẽ cần chờ lâu hơn để có thể ăn cơm bình thường trở lại.
Những lưu ý sau khi mổ ruột thừa
- Trong trường hợp vừa mổ ruột thừa xong, sau 6-8 giờ mà không có dấu hiệu nôn mửa do ảnh hưởng của thuốc gây mê thì người bệnh có thể uống sữa nóng để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Từ 2 ngày sau mổ ruột thừa, bệnh nhân chỉ nên ăn những món ăn mềm, lỏng như bún, cháo, súp, canh,… để cơ thể dễ hấp thu. Nhưng nên tránh ăn một số loại thực phẩm như trứng, rau muống,tôm, các loại hải sản… để vết thương không bị mưng mủ, hình thành nên sẹo.
- Thời gian cắt chỉ là sau 7 ngày mổ ruột thừa. Trong thời gian này, bệnh nhân nên bắt đầu kết hợp đi lại vận động nhẹ nhàng tránh tình trạng dính vết mổ
- Đối với quá trình làm lành vết thương: Sau khi mổ ruột thừa được vài tuần là lúc cơ thể đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Chế độ ăn uống lúc này cũng đa dạng hơn, ăn ngon miệng hơn bởi cơ thể đã dần khỏe mạnh. Tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý là chỉ nên chọn những thực phẩm an toàn, lành tính, không có tác dụng gây mưng mủ, làm sưng vết thương,….Bệnh nhân cũng cần đảm bảo uống đủ nước và bổ sung nhiều chất xơ để kích thích hoạt động nhu động ruột, giúp làm mềm thức ăn và phân để ruột hoạt động một cách dễ dàng hơn.
Trên đây là giải đáp của các bác sĩ mổ ruột thừa có được ăn bún không. Hi vọng với những chia sẻ trên có thể giúp ích cho bạn đọc!
Ngày sửa: 18-07-2023
Khoai mì là một nguyên liệu dân dã, rất phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam. Chính vì vậy, khoai mì thường được chế biến thành các món ăn rất đơn giản nhưng lại mang đến một hương vị khiến người ta lưu luyến. Khoai mì hấp ăn cùng với nước cốt dừa đã […]
Xem chi tiếtBánh nhãn là một trong những loại bánh khá quen thuộc mà nhiều người yêu thích. Với vị ngọt thanh, giòn tan đăc trưng bánh được xem như một loại đặc sản có thể làm quà. Vậy bánh nhãn bao nhiêu calo? Ăn bánh nhãn có béo không? Để giải đáp những thắc mắc này, […]
Xem chi tiết1 cái kẹo mè xửng bao nhiêu calo? Ăn kẹo mè xửng có béo không? Mè xửng là một trong những món ăn đặc sản vùng miền thuộc miền Trung, cụ thể là ở Huế. Món ăn này không chỉ ngon miệng mà còn có chứa mức năng lượng khá lớn. Do đó, nếu bạn […]
Xem chi tiết