Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội
brc

Lá tía tô có nóng không? Bầu ăn lá tía tô được không

Ngày đăng : 15-06-2023

Lá tía tô không chỉ là một loại rau gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn của người Việt Nam mà còn được coi là dược liệu rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người lại băn khoăn không biết lá tía tô có nóng không? Nếu bạn cũng đang băn khoăn về điều này, hãy cùng tìm hiểu cụ thể thông qua nội dung chia sẻ dưới đây.

Lá tía tô có tác dụng gì?

Lá tía tô có tác dụng gì

Tía tô có tên khoa hoạc là Perilla frutescens var. crispa, là một trong những loại rau gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt. Tía tô được trồng ở những vùng có ánh sáng mạnh, độ ẩm vừa phải.

Trong cây tía tô phần được sử dụng nhiều nhất chính là lá. Lá tía tô có màu xanh, tím (số ít có màu đỏ), hai bên mọc đối xưng nhau và ở mép có răng cưa. Theo các nhà khoa học, lá tía tô rất có lợi cho sức khỏe nhờ khả năng hỗ trợ chữa một số bệnh lý như: điều trị cúm và virus đường hô hấp, ngộ độc thực phẩm, hen suyễn, tiểu đường và bệnh tim, đồng thời lá tía tô có thể hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch,…. Cụ thể:

  • Ngăn ngừa dị ứng

Nhiều bằng chứng cho thấy chiết xuất từ lá tía tô có các hợp chất có khả năng làm dịu các phản ứng dị ứng. Theo đó, lá tía tô có chứa glycoprotein- thành phần có thể ức chế hoạt động của hyaluronidase và sự phân hủy tế bào mast từ đó làm giảm các cơn dị ứng.

  • Có khả năng điều trị một số bệnh liên quan đến hệ hô hấp và đối với coronavirus

Theo nghiên cứu, một nhóm chiết xuất thảo mộc đơn lẻ như lá tía tô thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng cấp tính. Hơn nữa, lá tía tô đã được sàng lọc về hoạt tính kháng vi-rút SARS-CoV-2 –loại virut gây ra đại dịch COVID-19.

  • Tốt cho sức khỏe hệ thần kinh

Sa sút trí tuệ là một cách gọi chung cho tình trạng mất trí nhớ, khả năng giải quyết vấn đề và các khả năng nhận thức khác dẫn đến nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Trong đó, bệnh Alzheimer là bệnh mất trí nhớ nổi bật nhất và bệnh đặc trưng bởi sự hình thành các mảng beta-amyloid trong mô não. Trong khi đó, chiết xuất lá tía tô và hạt tía tô có chứa các axit béo Omega-3 có đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm đáng kể và là nguồn năng lượng rất tốt cho não bộ, tăng cường khả năng nhận thức của não.

  • Bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch

Với những người có chế độ dinh dưỡng giàu axit béo không bão hòa, đặc biệt là axit béo omega-3 giảm tới 40% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Và tác dụng này có thể phát huy khi bạn tiêu thụ lá tía tô đúng cách thường xuyên.

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh tiêu hóa

Các cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng khoảng 20% dân số từng gặp phải các triệu chứng khó chịu liên quan đến đường tiêu hóa, như đau thượng vị, đầy hơi và chậm tiêu, hay cảm giác khó chịu ở ổ bụng nói chung… Trong khi đó, sử dụng lá tía tô có thể giúp họ cải thiện tình trạng khó chịu ở đường tiêu hóa. Ngoài ra, lá tía tô còn rất tốt đối với những người bị hội chứng ruột kích thích và bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

  • Cải thiện tâm trạng

Lá tía tô là một trong những loại thảo mộc tự nhiên được sử dụng để điều trị trầm cảm. Việc hít tinh dầu tía tô có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng căng thẳng, stress, mệt mỏi và còn mang lại lợi ích chống trầm cảm.

Lá tía tô có nóng không ?

Lá tía tô có nóng không

Theo Đông y, lá tía tô được biết đến là vị thuốc có tính ấm, vị cay, có chứa nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn và diệt khuẩn cao nên mọi người thường cho rằng sử dụng nhiều lá tía tô sẽ gây tăng nhiệt cho cơ thể. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không chính xác. Thực tế, lá tía tô không gây nóng cho cơ thể bởi nó có chứa nhiều chất xơ nên giảm đi tính ấm.

Lá tía tô có các hoạt chất giúp kích thích các tuyến bài tiết của cơ thể nhưng nó không gây nóng trong như mọi người vẫn tưởng. Và như đã chia sẻ ở trên, lá tía tô đem lại vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Do đó, mọi người nên thêm lá tía tô vào chế độ ăn uống hàng ngày của gia đình để vừa giúp tăng hương vị cho bữa cơm, vừa giúp phòng chống và điều trị nhiều bệnh tật.

Xem thêm: Rau ngót bao nhiêu calo? Ăn rau ngót có nóng không?

Bầu ăn lá tía tô được không ?

Đối với chị em đang mang thai là việc ăn lá tía tô là hoàn toàn có thể. Không những vậy với những chị em mang thai có thể trạng kém, ăn lá tía tô trong giai đoạn này giúp cải thiện tinh thần, giảm ốm, cơ thể khỏe mạnh, thậm chí sinh con thuận lợi hơn.

Chị em có thể lấy lá tía tô nấu với cháo hầm xương để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể trong giai đoạn mang thai.

Xem thêm: Bầu ăn rau sam được không? những ai không

Cách dùng lá tía tô tốt cho sức khỏe

Một số bài thuốc chữa bệnh từ tía tô được dân gian truyền nhau mà bạn có thể tham khảo áp dụng:

Chữa mẩn ngứa, làm đẹp da: Lá tía tô rửa sạch, sau đó vò nát vào nước để tắm, còn bã lá tía tô bạn có thể tận dụng để đắp vào vùng da trên cơ thể bị mẩn ngứa.

Chữa cảm ho: Bạn cần chuẩn bị 150g lá tía tô tươi, 3 củ hành tươi rửa sạch và thái nhỏ cho vào cháo nóng, ăn lúc còn nóng để giải cảm cực hiệu quả.

Chữa cảm lạnh: Dùng một nắm lá tía tô rửa sạch nấu với nước uống hoặc dùng lá tía tô với kinh giới, hương nhu, lá xả, lá tre nấu với nước để xông mũi họng giúp cảm lạnh nhanh khỏi.

Chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi: Bạn hãy sắc nước uống với 120g hạt tía tô, 8g vỏ quít, 10g cam thảo nam, 3 lát gừng tươi và uống nóng 1 lần 1 ngày cho đến khi khỏi.

Chữa đau bụng, chướng bụng đầy hơi: Lá tía tô rửa sạch rồi đem giã lấy một bát nước, hòa một chút muối và uống 1 lần.

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc lá tía tô có nóng không? Bầu ăn lá tía tô được không cùng những thông tin khác xoay quanh vấn đề này. Hi vọng có thể giúp ích cho bạn đọc!

Ngày sửa: 03-11-2023

Bài viết liên quan

Khoai mì là một nguyên liệu dân dã, rất phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam. Chính vì vậy, khoai mì thường được chế biến thành các món ăn rất đơn giản nhưng lại mang đến một hương vị khiến người ta lưu luyến. Khoai mì hấp ăn cùng với nước cốt dừa đã […]

Xem chi tiết

Bánh nhãn là một trong những loại bánh khá quen thuộc mà nhiều người yêu thích. Với vị ngọt thanh, giòn tan đăc trưng bánh được xem như một loại đặc sản có thể làm quà. Vậy bánh nhãn bao nhiêu calo? Ăn bánh nhãn có béo không? Để giải đáp những thắc mắc này, […]

Xem chi tiết

1 cái kẹo mè xửng bao nhiêu calo? Ăn kẹo mè xửng có béo không? Mè xửng là một trong những món ăn đặc sản vùng miền thuộc miền Trung, cụ thể là ở Huế. Món ăn này không chỉ ngon miệng mà còn có chứa mức năng lượng khá lớn. Do đó, nếu bạn […]

Xem chi tiết
Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội