Bị ruồi vàng đốt có sao không ? Làm gì khi bị ruồi vàng đốt
Ngày đăng : 24-01-2024Ruồi vàng là loại côn trùng gây hại cho nông nghiệp, đục quả gây hại mùa màng và đôi khi loại côn trùng này cũng tấn công và đốt người. Vậy cùng tìm hiểu xem bị ruồi vàng đốt có sao không? Làm gì khi bị ruồi vàng đốt nhé.
Ruồi vàng là loại ruồi như thế nào ?
Ruồi vàng có tên khoa học Bactrocera dorsalis, họ Tephritidae, khi trưởng thành có thể đạt kích thước 7 mm, chiều dài cánh 13 mm. Phần đầu có hình bán nguyệt, phần trước có vệt đen nhỏ và phần đầu có màu nâu đỏ. Ruồi vàng là loại động vật mắt lưới, hai mắt chính là hai đốm đen to dưới 2 sợi râu ở phần đầu. Phần ngực của ruồi vàng có nâu tối, hơi nâu đỏ và phần sau đầu có nhiều lông tơ nhỏ, lưng màu đen và vân vàng khá giống ong ở sườn ngược.
Ruồi vàng là kẻ thù của người nông dân vì chúng thường gây hại cho các loại trái cây, rau quả. Thông thường thì loại ruồi vàng chủ yếu gây hại cho hoa quả, mùa màng và ít khi tấn công, gây hại đến sức khoẻ của con người.
Ruồi vàng thường tập trung và gây hại nhiều nhất vào khoảng tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Chúng sinh sản bằng cách đục vào phần thịt quả và đẻ trứng vào đó, ấu trùng là những con dòi sẽ ăn phần thịt quả và phát triển dần thành ruồi vàng.
Đối với người, không nhiều những đôi khi vô ý chúng cũng bị chúng tấn công. Khi bị ruồi vàng đốt, vết thường cũng sưng đau và thậm chí là có mủ.
Bị ruồi vàng đốt có sao không ?
Thông thường thì ruồi vàng không gây hại cho con người, chúng thường đục quả gây hại trái cây, rau quả. Khi bị ruồi vàng đốt thường sẽ không đau và chúng chỉ đốt ở phần da hở như: chân, cẳng tay, cổ, mặt… Sau khi bị ruồi vàng đốt thì thường ở vị trí bị đốt sẽ hơi rớm máu. Sau đó khoảng 5-10 phút thì nổi sùi thịt sưng giống như bị muối đốt, hoặc cơ địa nhạy cảm có thể sưng ngứa, đau giống như bị ong đốt.
Với nốt sùi thịt này có thể biến mất sau vài giờ nếu vết thường nhẹ, nhưng cũng có thể kéo dài 7-10 ngày và càng gãi thì càng ngứa, càng tác động thì chúng càng nổi lên và do bạn gãi làm trầy xước da nên dễ bị nhiễm khuẩn và vết đốt có thể hình thành mủ.
Thực tế thì bị ruồi vàng đốt không gây hại đến sức khoẻ, không gây độc. Tuy nhiên vết thương do ruồi vàng đốt thường hình thành các u sùi, có mù hoặc cứng lại, thâm sẫm màu và rất ngứa khiến người bệnh vô cùng khó chịu, càng gãi lại càng ngứa và càng làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và lâu khỏi hơn.
Xem thêm: Ong bầu có độc không ? Ong bầu đốt có sao không ?
Làm gì khi bị ruồi vàng đốt
Thông thường khi bị ruồi vàng đốt bạn cần nhanh chóng ra khỏi vùng có ruồi vàng để tránh bị đốt thêm. Sau đó thực hiện các bước sơ cứu, xử lý vết thương như sau:
- Rửa sạch và sát trùng vùng da bị đốt, dùng khăn khô hoặc bông và nước muối sinh lý để làm sạch vết đốt.
- Nặn nhẹ vết đốt thấy ra máu, sau đó cùng tăm bông chấm cồn i-ốt 1% lên vết đốt, ngoài ra có thể dùng các mẹo khác như: bôi cao sao vàng, đáp lá ngải cứu.
- Sau khi bị ruồi vàng đốt bị sẽ cảm thấy ngứa ngáy, tuy nhiên bạn cần hạn chế việc gãi, cạy vào vết đốt để tránh nhiễm khuẩn và càng gãi cũng càng khiến bạn ngứa hơn.
- Trong trường hợp các nốt sần này bị mưng mủ, lở loét thì sử dụng dung dịch yarish, nitrat bạc 0,25%, bôi thuốc màu, mỡ kháng sinh…để bôi và điều trị hiệu quả hơn.
- Đối với trường hợp vết đốt hình thành cục cứng, thâm sẫm, ngứa thì có thể sử dụng thuốc chấm axit tricloracetic 33%,…hoặc sử dụng các biện pháp can thiệp như: đốt điện, phẫu thuật cắt bỏ, áp lạnh cacbonic (CO2), laser CO2…
Điều trị nốt sùi do ruồi vàng đốt như thế nào ?
Nếu bạn bị ruồi vàng đốt, các vết đốt hình thành cục cứng, thâm đen và ngứa khó chịu, thì hãy sử dụng các biện pháp can thiệp loại bỏ cục sùi thịt này là cách điều trị hiệu quả nhất.
Hiện nay phương pháp ALA-PDT thế hệ 3được coi là phương pháp điều trị mụn sùi hiện đại, an toàn nhất. Phương pháp sử dụng ánh sáng đặc biệt và chất chống oxy hoá mạnh giúp tăng khả năng sinh tế bào mô mới, tiêu diệt vi khuẩn và giúp vết mụn, cục cứng do ruồi vàng đốt nhanh chóng biến mất.
Một số những ưu điểm của phương pháp ALA-PDT thế hệ 3 được các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa đánh giá cao có thể kể đến trong điều trị như:
- Phương pháp điều trị có tính an toàn cao, không gây đau đớn cho người bệnh, không để lại sẹo xấu trên da, đảm bảo tính thẩm mĩ cao.
- Hiệu quả điều trị cao, có thể loại bỏ hoàn toàn nốt mụn cứng, nốt sùi thịt sau 1 lần điều trị bằng phương pháp ALA-PDT.
- Hạn chế tái phát lại, với nốt sùi thịt do ruồi vàng đốt chúng thường tái đi tái lại nhiều lần, mưng mủ sau đó lại hìn thành cục sùi thịt cứng và thâm đen. Vì vậy mà biện pháp loại bỏ bằng ALA-PDT thế hệ 3 là phương pháp giúp loại bỏ hoàn toàn, không gây tái phát.
- Thời gian điều trị nhanh chóng, với ALA-PDT thì thời gian điều trị kéo dài khoảng 10-15 phút, tuỳ vào kích thước và tình trạng của vết sùi thịt.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về câu hỏi bị ruồi vàng đốt có sao không, nên làm gì khi bị ruồi vàng đốt. Nếu cần giải đáp các thắc mắc bạn đọc vui lòng gọi đến số điện thoại của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế: 02438.255.599 – 0836.633.399 để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất nhé
Ngày sửa: 24-01-2024
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có rất nhiều cơ sở y tế có dịch vụ phá thai được mở ra. Điều này khiến các chị em hoang mang, phân vân không biết nên lựa chọn địa chỉ phá thai nào an toàn, uy tín và không để lại hậu quả. Chính vì […]
Xem chi tiếtKhoai mì là một nguyên liệu dân dã, rất phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam. Chính vì vậy, khoai mì thường được chế biến thành các món ăn rất đơn giản nhưng lại mang đến một hương vị khiến người ta lưu luyến. Khoai mì hấp ăn cùng với nước cốt dừa đã […]
Xem chi tiếtMăng xào là một món ăn dân giã của người Việt. Sự kết hợp của những miếng măng tươi, giòn ngon kết hợp với mùi thơm của tỏi và vị cay nồng của ớt chắc chắn sẽ khiến các bạn thích mê ngay từ khi thưởng thức miếng đầu tiên. Tuy nhiên, có một số […]
Xem chi tiết