
Bật mí: Bị Hiv có tiêm filler được không ? Đa Khoa Y Học Quốc Tế
Ngày đăng : 21-10-2022Tiêm Filler là một biện pháp làm đẹp, giải quyết những khuyết điểm do lão hóa, nếp nhăn, vết sẹo sâu… đem lại thẩm mĩ cho vùng da bị khiếm khuyết. Tiêm filler được đánh giá là kĩ thuật tương đối đơn giản, hiệu quả. Tuy nhiên cũng tồn tại rất nhiều nguy cơ, rủi ro nguy hiểm, đặc biệt với người bị HIV. Vậy người bị HIV có tiêm filler được không? Cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Tiêm filler là gì?

Fillers chính là hợp chất làm đầy. Chất này được tiêm vào vùng mô cơ thể nhằm mục đích làm chúng đầy lên. Thường được áp dụng trong phẫu thuật thẩm mĩ, xóa nếp nhăn, nếp gấp sẹo sâu, và những biểu hiện lão hóa.
Chất làm đầy filler có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp để có thể tổn tại tương thích trong cơ thể người.
Tiêm filler (tiêm chất làm đầy) là kĩ thuật thẩm mĩ đưa chất làm đầy vào bên trong da, mô. Chất làm đầy sẽ lấp đầy các vùng bị thiếu, làm tăng thể tích vùng, làm đầy vùng mô lên. Như vậy bạn có thể hiểu tiêm fillers chính là tiêm chất để làm đầy vùng mô, làm căng da, căng những nếp nhăn, nếp gấp sẹo sâu trên gương mặt.
Kĩ thuật và quy trình tiêm filler tương đối đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng, cho kết quả ngay sau 1-2 ngày. Tuy nhiên việc tiêm chất làm đầy cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây tai biến nghiêm trọng. Vì vậy mà tiêm fillers chỉ được tiến hành tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa da liễu và phẫu thuật chỉnh hình. Tuyệt đối không tiến hành tiêm fillers tại các cơ sở spa, chăm sóc da, cơ sở cắt tóc gội đầu…
Người bị HIV có tiêm filler được không?

Tiêm filler là kĩ thuật làm đẹp tương đối đơn giản, tuy nhiên đây cũng là kĩ thuật tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây tai biến nguy hiểm, nghiêm trọng. Vì vậy yêu cầu kĩ thuật và tay nghề của người trực tiếp thực hiện tiêm phải được đào tạo bài bản, phải có giấy phép hành nghề rõ ràng.
Tiêm filler là nhu cầu làm đẹp vô cùng chính đáng của tất cả mọi người. Người bị nhiễm HIV có thể thể tiến hành tiêm filler để loại bỏ những khiếm khuyết, nhưng nếp gấp sẹo… trên gương mặt.
Tuy nhiên theo các chuyên gia người bị HIV nên hạn chế và thận trọng khi tiêm filler bởi người nhiễm HIV có hệ miễn dịch hoạt động kém hơn người bình thường rất nhiều. Việc can thiệp, tác động từ những thủ thuật, phẫu thuật thẩm mĩ có thể gây ra những tác động xấu, không mong muốn hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe.
Đồng thời HIV cũng là một bệnh truyền nhiễm, nếu trong quá trình tiến hành thẩm mĩ nếu không may có bất cứ tác động nào cũng sẽ gây nguy hiểm cho bác sĩ, và những người xung quanh.
Xem thêm: Nuốt tinh trùng có béo không ? Có giúp giảm hết mụn
Một số loại filler được tiêm phổ biến nhất hiện nay
Hiện tại có nhiều loại filler, chất là đầy khác nhau. Tuy nhiên chung quy lại thì có hai dạng filler, chất làm đầy là chất làm đầy vĩnh viễn, làm đầy tạm thời và làm đầy bán tạm thời.
Một số loại filler được tiêm phổ biến nhất hiện nay:
- Hyaluronic acid (HA): Được sử dụng phổ biến nhất, mức độ an toàn cao và ít tác dụng phụ, không gây dị ứng. Loại filler này đã được FDA Hoa Kì chứng nhận, cấp phép sử dụng để loại bỏ những nếp nhăn ở mũi, má và nhiều vị trí khác trên mặt. Hyaluronic acid cho kết quả làm đầy ngay lậy tức, tuy nhiên thời gian tác dụng ngắn và cần tiêm 6 tháng/lần để duy trì.
- Canxi hydroxylapatite (CaHA): Đây là loại filler sử dụng các hạt canxi siêu nhỏ trong một chất gel để tiêm dưới da. Filler này có độ đặc cao hơn so với filler Hyaluronic acid (HA) đem lại kết quả cao trong việc làm đầy những vết nhăn sâu, vì vậy chúng thường được tiêm làm đầy cho phần môi.
- Axit poly-L-lactic: Đây là một loại filler acid phân hủy sinh học và giúp kích thích sản sinh collagen tự nhiên của da. Chúng được đánh giá an toàn, nhưng tác dụng chậm nhưng có thể kéo dài thời gian lầm đầy đến 2 năm. Nhược điểm của filler khi tiêm là có thể để lại sẹo, kết quả từ từ, chậm và không thể loại bỏ.
Tiêm filler làm đẹp là nhu cầu chính đáng của mỗi người, tuy nhiên nếu đang mắc HIV thì trước khi quyết định tiêm filler hoặc thực hiện bất cứ một thủ thuật, phẫu thuật thẩm mĩ nào. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết chính xác tình trạng sức khỏe của mình có đủ để thực hiện hay không, như vậy là tốt nhất và đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe của chính mình.
Ngày sửa: 31-10-2022

Ovaltine là dòng sữa pha sẵn cho trẻ em rất được ưa chuộng hiện nay. Sữa ovaltine giàu dưỡng chất, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Tuy nhiên không ít bà mẹ lo lắng để con uống nhiều sữa Ovaltine có thể gây béo. Vậy thì 1 hộp sữa ovaltine bao nhiêu […]
Xem chi tiết
Lẩu thái là món ăn nhiều người ưa thích lựa chọn và khá phổ biến nhất là trong khoảng thời gian thời tiết chuyển lạnh như hiện nay. Tuy nhiên món ăn này có ảnh hưởng gì đối với phụ nữ có thai không? Bầu ăn lẩu thái được không? Là câu hỏi được nhiều […]
Xem chi tiết
Cơ thể của phụ nữ mang thai thường có những thay đổi nhất định so với lúc bình thường. Do đó, mọi hoạt động của chị em trong thai kỳ đều cần phải chú ý cẩn trọng. Một trong số đó là bà bầu dùng sữa tắm hazeline được không? Bài viết này Đa khoa […]
Xem chi tiết