Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội
brc

Người bị bệnh gút ăn cá basa được không?

Ngày đăng : 03-12-2022

Người bị bệnh gout (gút) cần kiêng những thực phẩm có hàm lượng purin và nồng độ đạm cao. Trong đó đặc biệt là các loại cá và hải sản hay những thực phẩm có màu đỏ. Vậy người bị bệnh gút ăn cá basa được không? Hãy cùng các chuyên gia giải đáp chi tiết những thắc mắc liên quan qua bài viết dưới đây.

Người bị bệnh gút ăn cá basa được không?

Bệnh gút ăn cá basa được không

Đối với người bệnh gút, việc nạp vào cơ thể các loại thức ăn có hại sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Bệnh nhân gút được khuyến cáo là nên kiêng các thực phẩm chứa nhiều purin, trong đó có cá.

Tuy nhiên, có nhiều loại cá khác nhau với hàm lượng purin không giống nhau. Những loại cá có hàm lượng purin thấp (dưới 100mg/100g cá) thì vẫn có thể xuất hiện trong thực đơn của người bệnh gout nếu ăn ở mức cho phép.

Các basa chứa nhiều dưỡng chất như omega 3, giàu protein, vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin D, kali giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm mỡ máu, xơ vữa động mạch và cao huyết áp,… Đồng thời cá basa có hàm lượng purin thấp, dưới 100mg/100g nên người bệnh gút có thể ăn với lượng vừa phải. Theo các chuyên gia khuyến cáo: chỉ nên ăn 2 bữa/ tuần. 

Lượng cá và cách chế biến cá basa cho người bệnh gút

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, người bệnh gút cần tuân thủ một số nguyên tắc sau khi ăn cá basa:

  • Chỉ nên ăn cá có chừng mực, khẩu phần ăn có thể gồm 57-85g cá nấu chín/ngày. Không ăn liên tục nhiều ngày trong tuần, theo khuyến cáo chỉ nên ăn tối đa 2 bữa cá/tuần để giới hạn hàm lượng purin nạp vào cơ thể.
  • Nên ăn cá kèm với các loại rau thơm và dùng nước chanh vắt để giữ mức muối ở mức thấp nhất.
  • Tránh các cách chế biến cá nhiều dầu mỡ và gia vị như rán, kho, chiên. Thay vào đó hãy hấp hoặc nướng để không bị ngấy và không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh gút.
  • Nên kết hợp ăn cá basa với rau xanh để tăng khả năng đào thải axit uric và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Xem thêm: Người bị tiểu đường ăn khoai mỡ được không ?

Các loại cá người bệnh gút có thể ăn nhưng hạn chế

Các loại cá người bị gút nên hạn chế

Một số loại cá có hàm lượng purin ở mức trung bình 100-400mg/100g người bệnh gút nên hạn chế nhưng không cần kiêng hoàn toàn, có thể ăn 1 tháng 1-2 lần. Cụ thể như sau:

Cá chim trắng

Đây là loại cá biển có màu bạc hoặc trắng, thân hơi tròn dẹt. Cá chim trắng chứa khá nhiều dưỡng chất như: omega-3, protein, canxi, sắt… nhưng nó có hàm lượng purin ở mức trung bình và khá nhiều mỡ. Do đó khi ăn bệnh nhân cần chú ý chỉ ăn phần thịt, không ăn phần mỡ.

Cá hồi

Đây là cá nước mặn mà người bệnh gout có thể ăn được nhưng cần hạn chế. Trong thành phần của cá hồi có chứa omega 3 giúp giảm viêm,ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim mạch, huyết áp. Cá hồi cũng giàu vitamin và khoáng chất tốt cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Có thể áp chảo hoặc nướng cá hồi để tăng mùi vị và đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên hết sức lưu ý không nên ăn sashimi cá hồi để tránh khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn. Do cá sống, có chứa hàm lượng purin ở mức cao nhất.

Cá bơn

Cá bơn có chứa hàm lượng 131mg purin/100g. Cá bơn có thân dẹt chủ yếu sống ở biển nhưng cũng có loại sống ở nước ngọt nơi có nhiệt độ thấp, nước lạnh. Đặc điểm của nó là phần đầu nhọn hình tam giác và thân màu nâu đen, có hình trái xoan dẹt và mỏng. +

Xem thêm: Ăn thịt rắn có bị liệt dương không? Trẻ em có ăn được

Những lưu ý cho người bệnh gút

  • Nên bổ sung ngũ cốc, các loại hạt, sữa, pho mát và các loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp, các loại rau củ như bắp cải, bông cải xanh, cà chua, củ cải, lê, táo, kiwi…
  • Bổ sung đầy đủ chất béo nhưng nên ưu tiên các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu oliu,….
  • Tránh đồ ăn quá mặn, ngọt, cay và tuyệt đối tránh xa rượu bia và các chất kích thích.
  • Nên tập thể dục điều độ, khi thấy đau mỏi nên nghỉ ngơi.
  • Nên cân bằng giữa nghỉ ngơi và sinh hoạt, tránh các tư thế làm việc không phù hợp để không làm cơn đau thêm trầm trọng.

Trên đây là những thông tin người bị bệnh gút ăn cá basa được không. Ngoài ra, nếu như còn vấn đề nào khác chưa rõ hãy gọi đến số: 0836.633.399 để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Ngày sửa: 27-01-2024

Bài viết liên quan

Khoai mì là một nguyên liệu dân dã, rất phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam. Chính vì vậy, khoai mì thường được chế biến thành các món ăn rất đơn giản nhưng lại mang đến một hương vị khiến người ta lưu luyến. Khoai mì hấp ăn cùng với nước cốt dừa đã […]

Xem chi tiết

Bánh nhãn là một trong những loại bánh khá quen thuộc mà nhiều người yêu thích. Với vị ngọt thanh, giòn tan đăc trưng bánh được xem như một loại đặc sản có thể làm quà. Vậy bánh nhãn bao nhiêu calo? Ăn bánh nhãn có béo không? Để giải đáp những thắc mắc này, […]

Xem chi tiết

1 cái kẹo mè xửng bao nhiêu calo? Ăn kẹo mè xửng có béo không? Mè xửng là một trong những món ăn đặc sản vùng miền thuộc miền Trung, cụ thể là ở Huế. Món ăn này không chỉ ngon miệng mà còn có chứa mức năng lượng khá lớn. Do đó, nếu bạn […]

Xem chi tiết
Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội