Phòng Khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội Phòng Khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội
brc

Bà bầu đánh cầu lông được không ? Có ảnh hưởng tới thai

Ngày đăng : 16-05-2023

Cầu lông là một trong những bộ môn thể thao được nhiều người ưa thích, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Khi mang thai, không ít chị em thắc mắc bà bầu đánh cầu lông được không? Có ảnh hưởng tới thai?

Giới thiệu môn cầu lông

Cầu lông

Cầu lông (còn được gọi là vũ cầu) là một bộ môn thể thao trong đó người tham gia sẽ dùng vợt để thi đấu. Để chơi cầu lông, cần ít nhất 2 người (đấu đơn) hoặc 2 cặp (đấu đôi) trên phần hai nửa của sân cầu có hình chữ nhật và được chia ra một nửa bằng tấm lưới ở giữa.

Quả cầu để chơi cầu lông được làm bằng lông (hoặc là bằng nhựa), được chia làm 2 loại: 1 loại dùng đánh trong nhà và một loại dùng để đánh ngoài trời. Khi dùng vợt đánh, quả cầu bay lên với những tính chất khí động học riêng đặc trưng, điều này làm cho nó có cách bay cũng như là đường bay khác hẳn so với những quả bóng, quả cầu dùng trong các môn thể thao cũng dùng vợt khác. Cụ thể là quả lông cầu thường tạo ra lực cản vô cùng lớn nên tốc độ của quả cầu nhanh hơn.

Chơi cầu lông thể dục là một hình thức phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay, được mọi lứa tuổi yêu thích, bao gồm cả các chị em phụ nữ. Nghiên cứu cho thấy, chơi cầu lông mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời tới sức khỏe.

Chơi cầu lông tiêu thụ bao nhiêu calo?

Cầu lông là một thể thao có cường độ cao, rất hữu ích trong việc giảm cân cũng như giúp rèn luyện, phát triển thể chất, rèn luyện phản xạ nhanh, giúp cho xương chắc khỏe hơn, hạn chế tình trạng loãng xương, gãy xương, giúp gia tăng chiều cao ở người đang trong độ tuổi phát triển. Theo nghiên cứu chơi cầu lông trong khoảng 30 phút có thể giúp tiêu hao từ 250-350 calo.

Bà bầu đánh cầu lông được không? 

Bà bầu đánh cầu lông được không

Các bác sĩ sản khoa cho biết, mặc dù cầu lông không phải là bộ môn đối kháng mạnh, nhưng cầu lông đòi hỏi sự di chuyển một cách nhịp nhàng và cơ thể thường xuyên phải vận động, tăng tốc và bứt tốc để đập cầu. Do đó, bộ môn này hoàn toàn không phù hợp với những phụ nữ đang trong quá trình mang thai vì có thể làm tăng nguy cơ động thai, thậm chí sảy thai.

Thay vì chơi cầu lông, các bà bầu có thể lựa chọn các bộ môn có tính chất nhẹ nhàng hơn như đi bộ, bơi lội, hay yoga. Cần xin ý kiến của các bác sĩ trước khi quyết định tham gia vào bất cứ một bộ môn nào để đảm bảo sức khỏe của bản thân cũng như của em bé. Các bác sĩ sẽ tư vấn cho bà bầu bộ môn thích hợp, áp dụng các động tác phù hợp, cường độ, tần suất hợp lý, các động tác nguy hiểm cần tránh trong quá trình luyện tập,…

Xem thêm: Đi tàu hỏa có bị say không? Bà bầu đi tàu hỏa được

Các lưu ý an toàn dành cho bà bầu khi luyện tập

Để đảm bảo an toàn trong quá trình luyện tập, các bác sĩ đưa ra một số lời khuyên sau đây:

Hãy nhớ luôn khởi động thật kĩ

Các động tác khởi động có vai trò đặc biệt quan trọng, chúng giúp các khớp, các cơ trở nên linh hoạt hơn, nhờ đó có thể làm giảm các chấn thương có thể xảy ra trong quá trình luyện tập thể dục. Chính bởi vậy, các bác sĩ lưu ý mẹ bầu tuyệt đối nên dành khoảng thời gian từ 5-10 phút trước các buổi tập để thực hiện các động tác khởi động cơ thể. Khởi động giúp cho máu huyết lưu thông dễ dàng hơn, cung cấp oxy tới các cơ bắp cũng như bôi trơn cho các khớp.

Bà bầu cần khởi động kĩ

Không tham gia các môn thể thao mạnh

Mẹ bầu không tham gia những bộ môn hoạt động thể thao có tính chất xóc nảy: Mẹ bầu cần tránh các bộ môn có tính chất xóc, nảy hay di chuyển liên tục, có tính chất đối kháng cao như bóng chuyền, cầu lông, tennis, bóng đá,… Trên thực tế, các khớp của mẹ bầu thường sẽ trở nên lỏng lẻo hơn nên khả năng giữ cân bằng từ đó cũng kém đi, các vận động mạnh, có tính chất thay đổi đột ngột có thể dễ khiến mẹ bị chấn thương hơn đấy.

Không thực hiện các bài tập nằm duỗi lưng, đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ

Khi mang thai, đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ thì các bài tập duỗi lưng là rất kiêng kị. Nguyên nhân bởi chúng gây sức ép rất lớn tới động mạch chính.

Không tập với cường độ cao gây kiệt sức

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu tuyệt đối không nên ép bản thân tập luyện quá mức. Cần lắng nghe cơ thể và tốt nhất nên thực hiện các bài tập một cách nhẹ nhàng và chậm rãi.

Mẹ bầu không nên ngồi ngay sau khi tập luyện

Các chuyên gia khuyến cáo sau khi kết thúc việc luyện tập, mẹ bầu không nên ngồi ngay mà nên đi lại một cách nhẹ nhàng chừng 5 đến 10 phút để điều hòa cơ thể.

Lựa chọn trang phục phù hợp, uống nhiều nước

Trang phục khi mẹ bầu hoạt động thể dục thể thao nên rộng rãi, dễ thở, có độ thấm hút mồ hôi. Đảm bảo uống nhiều nước: Cần duy trì lượng nước cho cơ thể khi tập thể dục bởi quá trình luyện tập có thể khiến cơ thể bị thiếu nước.

Trên đây là giải đáp của bác sĩ bà bầu đánh cầu lông được không? Có ảnh hưởng tới thai? Nếu bà bầu có thắc mắc khác về sức khỏe cần được tư vấn, vui lòng gọi HOTLINE 02438.255.599 – 0836.633.399 

Ngày sửa: 23-12-2023

Bài viết liên quan

Trái nhàu tuy còn xa lạ trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta nhưng nó lại được ưa chuộng trong đông y. Loại quả này được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp tiêu hóa dễ dàng, giảm huyết áp, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư… bên […]

Xem chi tiết

Kem ốc quế là một trong những món đồ ngọt, hấp dẫn và nhiều người yêu thích, đặc biệt là vào những ngày hè oi nóng. Tuy nhiên kem ốc quế là đồ ngọt nên nhiều người cũng băn khoăn kem ốc quế Tràng Tiền bao nhiêu calo? Ăn có béo không? Cùng tìm hiểu […]

Xem chi tiết

Bánh cá là một món ăn đường phố cực nổi tiếng tại Hàn Quốc. Từng chiếc bánh thơm phức, giòn rụm cùng với phần nhân đậu đỏ ngọt bùi bên trong sẽ khiến các bạn mê mẩn ngay từ khi thưởng thức miếng đầu tiên. Tuy nhiên, do bánh cá được làm từ thành phần […]

Xem chi tiết
Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội