Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội
brc

[ Bật mí ]: Bà bầu có nên uống trà xanh C2 không?

Ngày đăng : 17-07-2023

Trà xanh C2 là một loại thức uống giải khát tuyệt vời trong những ngày nóng bức. Thức uống này được rất nhiều người Việt Nam yêu thích bởi hương vị thơm ngon dễ uống và rất dễ tìm mua tại bất kỳ nơi đâu. Tuy nhiên, bà bầu có nên uống trà xanh C2 không là thắc mắc của rất nhiều người. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Giới thiệu về sản phẩm trà xanh C2

Trà xanh C2

Trà xanh C2 là sản phẩm của công ty Universal Robina Corporation hay URC – một trong những công ty thực phẩm lớn nhất Philippines.

Trà xanh C2 được ra mắt vào năm 2006, là sản phẩm được chắt lọc 100% từ lá trà xanh tại các cao nguyên của Việt Nam. Được đánh giá là một trong những sản phẩm trà xanh đóng chai được ưa thích nhất tại Việt Nam. Ngoài vị trà xanh truyền thống, hiện nay trà xanh C2 còn nhiều hương vị khác nhau như: chanh trà xanh, dâu anh đào, vải hồng trà, black tea,…

Theo thông tin từ nhà sản xuất, trà xanh C2 có chứa những thành phần sau: Nước, lá trà xanh (5g/l), đường tinh luyện, chất điều chỉnh độ axit (axit citric (330), axit malic (296), trinatri xitrat (331iii)), hương chanh tổng hợp, chất chống oxy hóa vitamin C (300).

Trà xanh C2 bao nhiêu calo?

Theo tiết lộ của nhà sản xuất, 1 chai trà xanh C2 tiêu chuẩn (360ml) sẽ cung cấp cho cơ thể 110 calo. Đây là lượng calo không quá cao, tuy nhiên sản phẩm lại chứa nhiều đường hóa học nếu sử dụng thường xuyên có thể gây béo.

Bà bầu có nên uống trà xanh C2

Trà xanh C2 có thành phần chính là lá trà xanh, một loại lá có chứa 2 – 5% cafein – chất được khuyến cáo không nên sử dụng trong thai kỳ. Trong lá trà xanh có chứa Acid Tannic và Theophylline, đặc biệt là Acid Tannic gây cản trở quá trình hấp thu chất sắt của thai nhi. Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng trà còn khiến tim mẹ bầu đập nhanh hơn và tăng tần suất đi tiểu. Việc này sẽ khiến tim và thận vốn đã yếu hơn bình thường của bà bầu phải chịu áp lực lớn hơn.Hơn nữa, trà xanh C2 là thức uống đóng chai nên có chứa nhiều đường hóa học, chất bảo quản không tốt cho sức khỏe, nhất là sức khỏe phụ nữ mang thai.

Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bà bầu nên hạn chế uống trà xanh C2 hoặc tốt nhất là không uống trong suốt thai kỳ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả hai mẹ con

Bà bầu có nên uống trà C2

Xem thêm: Bánh xèo bao nhiêu calo ? Bầu ăn bánh xèo được không

Những loại trà khác mẹ bầu cần tránh

Ngoài trà xanh C2 , bạn cũng cần nắm được những loại trà mà mẹ mang thai cần tránh để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của bản thân. Cụ thể:

Trà cây dâm bụt

Trà cây dâm bụt có mùi vị thơm rất đặc trưng và có khả năng làm trẻ hóa cơ thể. Tuy nhiên, loại trà này có chiết xuất từ phần rễ cây nên có nguy cơ tác động vào nồng độ estrogen của cơ thể, từ đó gây cản trở quá trình phát triển tự nhiên của phôi thai. Vì vậy, các chuyên gia khuyên mẹ bầu, đặc biệt là ở 3 tháng đầu thai kỳ, nên tránh uống trà cây dâm bụt.

Trà ma hoàng

Trà ma hoàng có thành phần chính là các alkaloid tự nhiên (gồm ephedrine và các dẫn chất). Các chất này không tốt cho cơ thể bà bầu bởi chúng có thể làm tăng huyết áp, nhịp tim và kích thích cơ tử cung co bóp. Vì vậy bà bầu nên tránh uống trà ma hoàng để hạn chế tối đa các vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

Trà đương quy

Loại trà này có thể gây kích thích tử cung và tăng nguy cơ gây sảy thai.

Trà sâm

Thông thường, nhân sâm rất tốt cho sức khỏe trong việc giúp bồi bổ và tăng cường thể lực. Tuy nhiên, bà bầu là đối tượng không nên dùng nhân sâm bởi nó có thể gây tác hại đối với sự phát triển của thai nhi, gây dị tật bẩm sinh, mất nhiều máu khi sinh, rối loạn giấc ngủ, khô miệng, tiêu chảy, mất cân bằng lượng đường trong máu,…

Trà sả

Trà sả

Trà sả có thể gây hạ huyết áp và gây kích thích co bóp cổ tử cung nếu sử dụng không đúng cách. Do đó, trà sả được các chuyên gia khuyến cáo chống chỉ định đối với mẹ bầu.

Trà rễ cam thảo

Bà bầu sử dụng trà rễ cam thảo có thể phải đối mặt với một số vấn đề về sức khỏe. Nguyên nhân là do trong cam thảo có hợp chất glycyrrhizin – thành phần có thể gây căng thẳng cho thai nhi trong bụng, làm giảm chỉ số thông minh và gia tăng các vấn đề hành vi bất thường của trẻ sau này.. Bên cạnh đó, phụ nữ sử dụng nhiều trà cam thảo khi mang thai có nguy cơ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ sau này như: , rối loạn ống dẫn trứng đối với trẻ nữ và bất thường tinh hoàn đối với trẻ nam.

Một số loại đồ uống bà bầu cần tránh

Ngoài trà xanh C2 nói riêng, trà xanh và một số loại trà được nêu trên nói chung, các chuyên gia khuyến cáo bà bầu cần tránh xa một số thức uống dưới đây để có một thai kỳ khỏe mạnh:

  • Rượu: Rượu là thức uống có cồn không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ có thai. Uống rượu khi mang thai có thể cản trở sự tăng trưởng của bà bầu, tác động tiêu cực đến sự phát triển não bộ của thai nhi, gây bất thường ở mặt của trẻ và khiến trẻ chậm phát triển.
  • Đồ uống có ga: Các loại đồ uống có ga đều chứa caffeine và quinine – hai chất làm tăng nguy cơ sảy thai, gây dị tật bẩm sinh. Chúng có thể khiến bà bầu mệt mỏi, căng thẳng hơn trong thai kỳ, gặp phải hiện tượng táo bón, chán ăn, thậm chí mắc các bệnh về thần kinh, tim mạch.
  • Cà phê: Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ quá nhiều cà phê khi mang thai, đặc biệt trong ba tháng đầu thai kỳ để tránh gặp nguy cơ sảy thai và một số vấn đề sức khỏe khác như: thai chết lưu, giảm cân nặng khi sinh,… Các nhà khoa học khuyến cáo bà bầu nên dừng uống cà phê trong thai kỳ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
  • Nước ngọt: Trong thành phần của các loại nước ngọt thường có chứa nhiều chất ngọt nhân tạo, đường hóa học. Những thành phần này khi đi vào cơ thể bà bầu có thể xâm nhập vào bào thai, gây dị tật bẩm sinh.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc bà bầu có nên uống trà xanh C2 không? Hy vọng hữu ích với bạn đọc!

Ngày sửa: 27-07-2023

Bài viết liên quan

Khoai mì là một nguyên liệu dân dã, rất phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam. Chính vì vậy, khoai mì thường được chế biến thành các món ăn rất đơn giản nhưng lại mang đến một hương vị khiến người ta lưu luyến. Khoai mì hấp ăn cùng với nước cốt dừa đã […]

Xem chi tiết

Bánh nhãn là một trong những loại bánh khá quen thuộc mà nhiều người yêu thích. Với vị ngọt thanh, giòn tan đăc trưng bánh được xem như một loại đặc sản có thể làm quà. Vậy bánh nhãn bao nhiêu calo? Ăn bánh nhãn có béo không? Để giải đáp những thắc mắc này, […]

Xem chi tiết

1 cái kẹo mè xửng bao nhiêu calo? Ăn kẹo mè xửng có béo không? Mè xửng là một trong những món ăn đặc sản vùng miền thuộc miền Trung, cụ thể là ở Huế. Món ăn này không chỉ ngon miệng mà còn có chứa mức năng lượng khá lớn. Do đó, nếu bạn […]

Xem chi tiết
Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội